MÔN NGỮ VĂN 10
PHẦN A: CÂU HỎI
I. ĐỌC HIỂU
Bài số 1
Đọc văn bản:
(Tóm tắt phần đầu: Dì Hảo là con nuôi của bà tôi. Bố đẻ của dì Hảo chết đã lâu. Mẹ đẻ dì là bà xã Vận, người phụ nữ góa chồng, một người đàn bà bán bánh đúc xay, ngon có tiếng khắp làng Vũ Đại. Mặc dù công việc buôn bán thuận lợi nhưng vì phải nuôi thêm hai đứa con nheo nhóc cùng với đống nợ chồng chất khiến cuộc sống của bà ngày càng thêm chật vật. Bà quyết định để dì Hảo đi ở nuôi nhà người quen. Mới đầu về nhà mẹ nuôi dì Hảo khóc ghê lắm nhưng dần dần dì cũng quen dần với cuộc sống ở đây, và trở thành một người con gái rất ngoan đạo, được gia đình nhà mẹ nuôi vô cùng yêu quý. Dì lấy chồng, một người đàn ông không yêu dì, xa lánh dì và có phần ghét bỏ dì. Đã thế đứa con đầu lại chết yểu...)
Đứa con chết, mà dì thì tê liệt. Mỗi ngày ngồi là một ngày không có hai hào. Người chồng muốn đó là cái lỗi của người vợ vô phúc ấy.
Nhưng mới đầu hắn chỉ nghĩ thế thôi. Là vì nhờ ít tiền dành dụm, người ta vẫn có thể đủ cả cơm lẫn rượu. Nhưng rồi rượu phải bớt đi. Đến cả cơm cũng thế. Đến lúc ấy thì hắn không nhịn được nữa. Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi những nhà giàu, hắn chửi số kiếp hắn, và sau cùng thì chửi vợ. Ô! Hắn chửi nhiều lắm lắm, một bữa đói rượu rồi tình cờ có một bữa rượu say)
Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.
Nhưng rồi bệnh dì cũng qua đi. Nó qua như một thằng quái ác chán không muốn hành hạ một kẻ kiên nhẫn quá. Dì Hảo lại đi làm, lại có tiền, lại muốn có chồng để mỗi ngày ăn năm xu và hắn dùng một hào còn lại đi uống rượu. Thì quả nhiên hắn về. Hắn về với một cái quần đen, một cái áo tây vàng, túi xóc xách tiền và một người vợ theo trơ tráo. Thoạt đầu thì người vợ chính ngạc nhiên. Rồi thì tức tối. Sau cùng thì dì nhẫn nại; phải, nhẫn nại là hơn; nếu hắn không về thì cũng thế.
[…]
(Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB Văn Học, 2017, tr. 208)
Chú thích :
- Tác giả: Nam Cao là nhà văn hiện thực nhân đạo xuất sắc của thế kỉ XX – ông đã đóng góp phần đặt nền móng cho chặng đầu nên văn học mới sau Cách mạng tháng Tám. Sáng tác của Nam Cao tập trung ở hai đề tài chính: Đề tài người nông dân và đề tài người trí thức nghèo.Những tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó, Đời thừa, Nước mặt,Dì Hảo…
- Tác phẩm: Truyện được viết trước năm 1945. Chủ đề chính của truyện "Dì Hảo" xoay quanh cuộc sống của người nông dân trong thời kỳ trước Cách mạng. Truyện ngắn “Dì Hảo” được lấy cảm hứng từ một người phụ nữ thực tế trong cuộc đời Nam Cao. Nhân vật này được tái hiện trên trang sách với sự chân thật và gợi lên được nỗi đau, bất công mà phụ nữ phải chịu đựng trong xã hội thời đại đó.
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 1 (0,75 điểm). Xác định ngôi kể và chỉ ra nhân vật trung tâm của đoạn trích?
Câu 2 (0,75 điểm). Hoàn cảnh đáng thương của dì Hảo miêu tả qua những chi tiết nào?
Câu 3 (1,0 điểm). Đề tài, chủ đề của truyện là gì?
Câu 4 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.”
Câu 5 (1,5 điểm). Theo văn bản, vì sao Dì Hảo không thể trách người chồng tàn nhẫn của mình? Em có đồng tình với thái độ cam chịu, nhẫn nhịn của dì Hảo đối với chồng không? Vì sao?
Bài số 2
Đọc văn bản sau:
Tóm tắt một đoạn: Người con trai từ khi lấy vợ đã bốn năm, năm nay mới đưa vợ và con từ Sài Gòn về quê. Người mẹ hơn sáu mươi tuổi hân hoan, hạnh phúc ra tận ngoài ngõ đón con cháu về quê chơi Tết. Sáng hôm sau, người mẹ thức dậy nấu cơm sớm cho cả gia đình ăn sáng.
Trời rạng tưng tửng sáng, thấy khói bay lên lèn qua mái tranh, anh chợt bùi ngùi. Nhớ ngày xưa còn nhỏ, sáng sớm anh chạy xuống bếp nằm cuộn trong lòng mẹ ngủ nướng thêm một lúc. Thức giấc giở nắp nồi ngửi mùi cơm. Rồi lấy đũa xới hết cơm lên để lột miếng cháy ở đáy rồi ăn trước. Lớn lên vào Sài Gòn lập nghiệp, cưới vợ sinh con ở đấy, xa cái bếp quê dần thành quên. Với lại ở trong đó, đâu có mấy ai ăn sáng ở nhà. Cái bụng cũng “lười” và “yếu” đi, sáng phải bún hoặc cháo mới nuốt nổi. Giờ về thấy cơm, thèm thì thèm thật nhưng ăn chi vô. Cô con dâu bảo: “Mẹ bày ra nấu bữa sáng làm gì cho cực. Chúng con ra quán ăn miếng là rồi việc”. “Bây nói chi lạ. Ăn uống phải đàng hoàng chớ. Bữa sáng là quan trọng lắm. Không ai thương bằng cơm thương đâu con. Ăn cơm chắc bụng no lâu. Mấy cái thứ bún cháo nước õng ệu, chỉ nhoáng là đói lại liền à.” - Bà vừa san cơm ra chén vừa nói. Ba chén cơm trắng, đĩa cá đồng kho nghệ. Anh háy mắt qua vợ, ý bảo ăn đi, ăn lấy lòng mẹ một miếng. Chị lại háy mắt qua anh lắc đầu, có mà sức Thánh Gióng mới nuốt trôi. Thằng cu con nhìn chằm chằm chén cơm. Cuối cùng chỉ có anh trệu trạo làm được ba miếng, như là ăn tượng trưng cho mỗi người một miếng. Tranh thủ lúc mẹ đi ra giếng, anh lùa cả ba chén cơm trắng vào lại nồi.
Sáng hôm sau bà lại dậy sớm. Lại nhóm bếp rơm nấu cơm. Xong bữa nồi cơm không vơi được là mấy, vẫn đầy như lòng mẹ. Anh gắng ăn được nửa chén. Chén lòng san đôi cho mẹ cho vợ. Anh dối mẹ chở vợ con đi xem chợ Tết, đi thăm thú làng quê, thực chất là để ghé quán cho vợ con ăn bún ăn cháo.
Anh tự nhủ sáng mai phải thức sớm ngồi nấu bếp với mẹ như xưa. Tự nhủ sáng mai phải ăn chén cơm đầy với mẹ, nhai một miếng cơm cháy giòn thơm. Nhưng lâu ngày giờ về quê gặp lại bạn bè người thân, chỗ này mời chén rượu, chỗ kia mời bữa cơm. Cơm rượu quê hàn huyên câu chuyện ngày dài tới tận khuya. Hôm sau thức dậy đã sáng trọt sáng trời, cổ họng khô khốc không ăn nổi cơm dẻo, huống hồ là miếng cơm cháy.
Chưa hết Tết, mới ngày mùng bốn anh lại phải đưa vợ con vào Sài Gòn. Bà mẹ dậy sớm làm gà, nấu cơm. Vẫn một mình bà cặm cụi với cái bếp. Bà xúc đầy cơm vào chiếc cà mèn. Gà luộc cho vào hộp đựng. “Bây đem lên xe mà ăn. Cơm dọc đường dọc sá không ngon đâu”. Con cháu lên taxi rồi bà còn dặn theo: “Vào trong nhớ ăn uống đàng hoàng nghe bây. Đừng bỏ bữa sáng. Không ai thương bằng cơm thương”. Vào tới Sài Gòn cà mèn cơm vẫn còn một nửa. Vợ định đem đi đổ. Anh can, bảo để đấy, phơi khô cất giữ làm kỷ niệm.
Qua tháng ba nghe tin mẹ bệnh, anh tức tốc về nhà. Nằm trên giường, gặp con, câu đầu tiên bà hỏi: “Con ăn chi chưa. Mẹ không bắc cơm được. Thôi ra đầu chợ ăn tạm. Bữa nào khỏe mẹ nấu cơm cho ăn. Tội nghiệp”.
Nhưng mẹ không khỏe nữa, yếu dần, được thêm hai bữa thì nhắm mắt.
Đưa mẹ ra đồng xong, về nhà nhìn chén cơm trắng đặt trên bàn thờ, anh thấy nhói lòng. Ân hận. Thế là hết cơ hội được ăn với mẹ một chén cơm sáng thật đầy, để nghe mẹ nói câu “Không ai thương bằng cơm thương”. Tiếc nuối. Thèm miếng cơm cháy mẹ nấu quá. Giòn và thơm, mùi hương đồng mùi nước quê, cả mùi khói bếp. Chỉ có mẹ mới nấu được miếng cơm cháy ngon như thế.
Hôm lên đường vào Sài Gòn, anh dậy sớm nấu chén cơm đặt lên bàn thờ mẹ. Anh tự mình vo gạo, tự mình nhóm bếp rơm. Loay hoay một hồi. Bếp nhà đầy khói. Và khói...
(Theo Hoàng Công Danh, Chuyến tàu vé ngắn, NXB Trẻ, trang 49 - 54 2016, TPHCM)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,75 điểm). Xác định ngôi kể của văn bản trên.
Câu 2 (0,75 điểm). Anh/ chị hãy tìm từ, cụm từ thể hiện tâm trạng của nhân vật “anh” sau khi người mẹ mất trong đoạn văn sau:
“Đưa mẹ ra đồng xong, về nhà nhìn chén cơm trắng đặt trên bàn thờ, anh thấy nhói lòng. Ân hận. Thế là hết cơ hội được ăn với mẹ một chén cơm sáng thật đầy, để nghe mẹ nói câu “Không ai thương bằng cơm thương”. Tiếc nuối. Thèm miếng cơm cháy mẹ nấu quá.”
Câu 3 (1,0 điểm). Qua văn bản, tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật người mẹ?
Câu 4 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:
“Tự nhủ sáng mai phải ăn chén cơm đầy với mẹ, nhai một miếng cơm cháy giòn thơm. Nhưng lâu ngày giờ về quê gặp lại bạn bè người thân, chỗ này mời chén rượu, chỗ kia mời bữa cơm”.
Câu 5 (1,5 điểm). Từ văn bản trên, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân? Vì sao? (viết khoảng 4 - 6 dòng).
Bài số 3
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
Tôi dẫu nông cạn vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cúi đầu mà làm bài kí rằng:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.
Nay thánh minh lại cho rằng, chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy, nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên lại dựng đá đề danh đặt ở cửa Hiền Quan, khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Há chỉ là chuộng văn suông, ham tiếng hão mà thôi đâu.
Ôi, kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực như thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp?
Hãy đem họ tên những người đỗ khoa này mà điểm lại. Có nhiều người đã đem văn học, chính sự ra tô điểm cho cảnh trị bình suốt mấy chục năm, được quốc gia tin dùng. Cũng không phải không có những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng, hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác, có lẽ vì lúc sống họ chưa được nhìn tấm bia này. Ví thử hồi đó được mắt thấy thì lòng thiện tràn đầy, ý xấu bị ngăn chặn, đâu còn dám nảy sinh như vậy được? Thế thì việc dựng tấm bia đá này ích lợi rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Thánh thần đặt ra đâu phải là vô dụng. Ai xem bia nên hiểu ý sâu này”.
(Trích “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, Ngữ Văn 10 ,
tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1 (0,75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,75 điểm). Theo tác giả, mục đích của việc dựng bia tiến sĩ là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Xác định nội dung bao quát của văn bản trên?
Câu 4 (1,0 điểm). Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.
Câu 5 (1,5 điểm). Theo bạn, chúng ta cần làm gì trong xã hội hiện nay để trở thành hiền tài giúp ích cho đất nước?
Bài số 4
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt.Và rất nhiều lời than thở.
(Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB VH, 2017, tr. 208)
Câu 1(0,75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2 (0,75 điểm). Chỉ ra các nhân vật được nhắc đến trong đoạn trích.
Câu 3 (1.0 điểm). Hoàn cảnh đáng thương của dì Hảo được miêu tả qua những chi tiết nào?
Câu 4. (1,0 điểm.) Chỉ ra và phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.
Câu 5(1.5 điểm). Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao (Trả lời bằng đoạn văn 7 – 10 dòng)
II. VIẾT (5,0 điểm)
Bài 5
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
[...] Ở cái xóm nhỏ ven thành phố này, người ta nhắc tới anh Hết còn nhiều hơn chủ tịch tỉnh đi họp. Đứa nào hỗn hào, lười biếng, má nó biểu: "Lại coi thằng Hết kìa! Ba mươi mấy tuổi đầu rồi, ngày đi làm thuê, làm mướn, không có chuyện gì nó chê, chiều về lụi hụi chui vô bếp nấu cơm, giặt giũ cho cha già, hiếu thảo thấy mà thương".
[...] Tía anh Hết năm nay 72 tuổi. Tuổi này, người ta hay đau yếu nhưng ông vẫn còn sỏi lắm. Ông già khó tính, thêm tật lãng tai. Người ta mời ông ngồi, ông cười, xua tay: "Ăn rồi. Ăn cơm với thằng Hết rồi". Chừng năm năm trước, ông còn vô bếp nấu cơm, mắt mũi tèm nhèm để lửa táp vô vách lá, nhà cháy rụi. Anh Hết cất lại nhà trên nền cũ đầy tro, nhìn xa nhà lớn hơn miếu ông Tà một chút [...].
Bữa nào anh Hết cũng chổng mông thổi lửa, rồi dọn cơm sẵn, ngồi dựa cửa trước chờ tía anh về. Có bữa chờ tới mỏi mòn, để bụng đói ngồi ngủ gà gật. Người ở xóm biểu cứ ăn trước đi chớ chờ gì, anh cười, mâm cơm có ấm cúng, tía tôi mới vui miệng, ăn nhiều. Nhưng có bữa, anh mới vừa giở cửa chui vô nhà, ông già đã ngồi nhai cơm cháy, bị nghẹn, mắt ầng ậng nước. Anh thương tía quá chừng vội vàng chạy đi vo gạo.
Anh Hết mồ côi má từ mới lọt lòng [...]. Tía anh không đi bước nữa, ngày ngày cột sợi dây võng dài từ nhà trên xuống bếp, vừa đưa vừa nấu nước cháo, hát vọng lên, " Chớ ầu ơ... Cây khô đâu dễ mọc chồi...". Chừng này tuổi rồi, mỗi khi anh đặt lưng xuống bộ vạc, lại nhớ ngơ nhớ ngẩn lời hát của tía anh ngày xưa. Buồn lắm, nghe đứt ruột lắm. Càng nhớ anh càng thương ông. Câu được vài ba con cá rô, anh bắc cái ơ lên kho quẹt, tỉ mẩn lọc phần thịt dành cho tía, phần xương xẩu phần mình. Những trưa nắng tốt, tranh thủ giờ cơm trưa anh xin phép chạy về, dắt tía anh ra ngoài hè tắm rửa, kỳ cọ. Những tối trời mưa, anh lúp xúp cầm cái nón mê đi đón ông già. Đi cạnh, che đầu cho ba, nghiêm trang như đang chở che cho sinh linh nào đó nhỏ bé lắm, yếu ớt lắm.
Nhưng ông già đâu có yếu, ông xách gậy rượt đánh anh hoài đó chớ. Tía đầu bạc rượt thằng con đầu xanh chạy cà tưng đuổi nhau lòng vòng quanh mấy cây me già ngoài mé lộ. Đám trẻ xúm lại, vỗ tay như coi hát bội. Hỏi anh Hết sao không chịu chạy nhanh để bị dính đòn, anh bảo, chạy thì được, nhưng càng nhanh thì tía anh càng mệt, chịu có mấy roi nhẹ hều, nhằm gì.
Ai nghe nói cũng thương. Đúng là tên sao thì người vậy, chịu thương chịu khó hết mình, hiếu thảo hết mình [...]
(Trích Hiu hiu gió bấc, Nguyễn Ngọc Tư, Fanpage Nguyễn Ngọc Tư đăng ngày 13/08/2015)
Câu 1 (0,75 điểm). Xác định ngôi kể của đoạn trích.
Câu 2 (0,75 điểm). Liệt kê một số chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật cha anh Hết.
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu chủ đề của văn bản.
Câu 4 (1,0 điểm). Nhận xét một phẩm chất nổi bật của nhân vật anh Hết được thể hiện trong văn bản.
Câu 5 (1,5 điểm).Qua văn bản, hãy nêu một thông điệp mà anh/chị thấy có ý nghĩa nhất với cuộc sống hôm nay và giải thích lí do.
Bài 6
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:
Năm mươi người con theo cha xuống biển
Năm mươi người con theo mẹ lên rừng
Những người con ngồi đúc trống đồng
Tiếng chim hót phổ vào giọng nói
Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi
Nghe dịu dàng âu yếm biết bao
Tiếng Việt ơi, tiếng Việt có từ đâu
Sau tiếng Mẹ là tiếng Yêu thánh thót
Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt
Tiếng Đất nghe chắc nịch vững bền
Tiếng Cơm nghe ngạt ngào hương thơm
Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió
Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ
Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang
Tiếng xôn xao của nắng thu vàng
Tiếng dế đêm trăng thanh vời vợi
Tiếng hổ gầm vang trong hốc núi
Tiếng mây bay vương vấn sắc trời
Tiếng sấm rền và tiếng mưa rơi
Tiếng nhịp đập trái tim thiếu nữ
Tiếng bập bùng nhen trong bếp lửa
Những thanh âm tha thiết bồi hồi
Bật ra thành tiếng Việt trên môi.
(Tiếng Việt mến yêu - Nguyễn Phan Hách)
Câu 1 (0,75 điểm). Cho biết chủ đề của văn bản?
Câu 2 (0,75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 3 (1,0 điểm). Cho biết cảm xúc được gợi lên trong hai câu sau:
“Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi
Nghe dịu dàng âu yếm biết bao”
Câu 4 (1,0 điểm). Anh/chị nhận xét gì về giọng điệu của văn bản?
Câu 5 (1,5 điểm). Qua văn bản, anh/chị rút ra thông điệp gì?
II. VIẾT
Bài số 1.
Anh/Chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật qua đoạn trích “Dì Hảo” của Nam Cao.
Bài số 2.
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản Chuyến tàu vé ngắn của Hoàng Công Danh.
Bài số 3.
Bài luận về bản thân là một kiểu bài nghị luận, được dùng với mục đích: ứng tuyển vào một vị trí; xét học bổng; xét vào Đại học; xin vào một câu lạc bộ, đội nhóm … hay chỉ là để khẳng định những đặc điểm cá nhân với năng lực, sở trường, đam mê nhất định. Xuất phát từ một mục đích cụ thể (nêu trên), anh/chị hãy viết một bài luận (khoảng 500 chữ) giới thiệu về đặc điểm của bản thân.
Bài số 4.
Anh / chị hãy viết bài luận giới thiệu về bản thân để ứng tuyển vào một câu lạc bộ mà mình yêu thích.
Bài 5.
Mỗi người đều có thói quen tốt và xấu. Thói quen xấu nên từ bỏ. Vì vậy, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục người khác từ bỏ một trong các thói quen xấu sau: lười vận động, nghiện game, hút thuốc lá, xả rác bừa bãi, học sinh đi học trễ, nói chuyện riêng trong giờ học, nói tục - chủi thề, không làm bài tập về nhà,…
Bài 6
Anh/chị hãy viết bài luận (khoảng 500 chữ) giới thiệu một đam mê của bản thân mang lại giá trị tích cực cho chính mình và mọi người.
PHẦN B: GỢI Ý TRẢ LỜI
I. ĐỌC HIỂU
Bài số 1.
1 |
Ngôi kể: kết hợp ngôi kể thứ nhất và thứ ba Nhân vật trung tâm: Dì Hảo |
2 |
Hoàn cảnh đáng thương của dì Hảo miêu tả qua những chi tiết: con chết, dì bị què liệt, chồng mắng chửi, bỏ đi bơ vơ. |
3 |
Chủ đề: phản ánh nỗi bất hạnh của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám |
4 |
+ điệp từ “và” + đối lập: một xu quà >< nhiều nước mắt, lời than thở Tác dụng: nhấn mạnh nỗi đau khổ, bất hạnh của nhân vật người bà, đau khổ vì cuộc đời của chính mình, đau khổ thay cho con, nỗi đau khổ chồng chất lên nhau và còn tạo nhịp điệu cho lời văn |
5 |
Gợi ý: Theo văn bản, dì Hảo không thể trách người chồng tàn nhẫn của mình vì: “Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho” Không đồng tình với thái độ cam chịu, nhẫn nhịn của dì Hảo đối với chồng. Vì: Ai cũng có quyền sống, quyền hạnh phúc, cần phải biết đấu tranh để cuộc sống của bản thân không phải chịu thiệt thòi một cách vô lý. Một người chồng vô tâm, lười biếng không xứng đáng để người phụ nữ phải hi sinh, không đáng phải cam chịu làm thân trâu ngựa phục dịch cho hắn. Cam chịu, nhẫn nhịn một cách vô lý như dì Hảo chỉ là thái độ sống tiêu cực, nạn nhân của những hủ tục cũ. |
Bài số 2.
1 |
- Ngôi kể theo ngôi thứ ba |
2 |
- Những từ, cụm từ thể hiện tâm trạng của nhân vật “anh” sau khi mẹ mất: nhói lòng, ân hận, tiếc nuối, thèm miếng cơm cháy mẹ nấu quá. |
3 |
- Gợi ý: Tình cảm của tác giả dành cho người mẹ là sự yêu thương mẹ, quý trọng và biết ơn. Vì mẹ đã hi sinh, dạy dỗ, nuôi nấng con lên người. Chăm sóc khi con còn nhỏ cho đến khi con lớn vẫn là đứa con bé bỏng của người mẹ. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả. |
4 |
- Biện pháp tu từ: Liệt kê “bạn bè người thân, chỗ này mời chén rượu, chỗ kia mời bữa cơm” - Tác dụng: + Tạo sự cụ thể rõ ràng của sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu + Anh đã quên món cơm quê mà người mẹ đã nấu cho anh từ nhỏ, anh chỉ nhớ tới những món ăn ngon mà quên đi món cơm đầy yêu thương của mẹ. |
5 |
Học viên tự do trình bày, nêu suy nghĩ riêng của bản thân về bài học có thể theo gợi ý sau: + Trân trọng bữa cơm của gia đình + Bản thân chúng ta luôn phải yêu thương cha mẹ của mình + Phụng dưỡng ba mẹ khi về gia, luôn ân cần chăm sóc… |
Bài số 3.
1 |
PTBĐ chính: Nghị luận |
2 |
Mục đích của việc dựng bia tiến sĩ: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. |
3 |
Nội dung chính: Người có tài sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong của một quốc gia. Tác giả khuyến khích lập Bia tiến sĩ, để kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua, ngăn ngừa kẻ ác, người thiện lấy đó làm điều cố gắng. |
4 |
HV nêu một biện pháp tu từ có trong câu văn. Gợi ý: - Biện pháp tu từ: Điệp từ “nguyên khí”; điệp cấu trúc “nguyên khí ... thì.., rồi...”; đối: “cao - thấp”, “mạnh – yếu”. - Tác dụng: + Về nội dung: Khẳng định người tài giỏi, người có phẩm chất tốt đẹp là cơ sở tồn tại và phát triển của đất nước, lẽ hưng phế của một quốc gia phụ thuộc vào nhân tài của quốc gia đó; + Về nghệ thuật: tạo âm điệu hùng hồn, dứt khoát cho câu văn |
5 |
Gợi ý: (Học viên có thể trình bày tùy vào suy nghĩ và nhận thức của bản thân, lời văn trong sáng, phù hợp với nội dung tác phẩm và chuẩn mực đạo đức xã hội.)
|
Bài số 4.
1 |
Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm |
2 |
Các nhân vật được nhắc đến: dì Hảo, chồng dì Hảo, người bà |
3 |
Hoàn cảnh đáng thương của dì Hảo thể hiện qua chi tiết: Con chết, dì bị què liệt, chồng mắng chửi, bỏ dì bơ vơ |
4 |
- Biện pháp điệp từ: "và" - Tác dụng: Sau điệp từ "và" là "nước mắt", là "lời than thở". + nhấn mạnh nỗi đau khổ, bất hạnh của nhân vật người bà, đau khổ vì cuộc đời của chính mình, đau khổ thay cho con, nỗi đau khổ chồng chất lên nhau. + tạo nhịp điệu cho lời văn. |
5 |
Những nét đặc sắc của nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: - Tâm trạng đau khổ của nhân vật được miêu tả từ ngôi thứ ba, nên có điều kiện kể, tả một cách cụ thể, chi tiết. - Tâm trạng nhân vật được miêu tả đầy ám ảnh qua tiếng khóc lặp đi lặp lại nhiều lần. - Phép điệp cũng được sử dụng hiệu quả trong việc biểu đạt tâm trạng nhân vật; ngôn ngữ miêu tả tưởng chừng khách quan, lạnh lùng nhưng đầy thương xót. |
Bài số 5.
1 |
Ngôi kể: Ngôi thứ 3 |
2 |
Liệt kê một số chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật cha anh Hết: tật lãng tai; mắt mũi tèm nhèm; đầu bạc |
3 |
Chủ đề của văn bản: - Ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng, cao đẹp, đáng quý |
4 |
Nhận xét một phẩm chất nổi bật của nhân vật anh Hết. Gợi ý - Chỉ ra được một phẩm chất nổi bật của anh Hết: + Hoặc chịu thương chịu khó: Không chê việc gì, ngày đi làm thuê, làm mướn, chiều về lụi hụi chui vô bếp nấu cơm, giặt giũ cho cha già. + Hoặc rất mực yêu thương cha: Chăm sóc cha chu đáo, luôn muốn làm cha vui, phần cá nạc cho cha... - Nhận xét về phẩm chất nổi bật của nhân vật đã chỉ ra: + Ý nghĩa, vai trò của phẩm chất ấy đối với cộng đồng:... + Tác động của phẩm chất ấy đối với bản thân học sinh:... |
5 |
HS nêu một thông điệp có ý nghĩa nhất với cuộc sống hôm nay: + Hãy yêu thương, quan tâm, chăm sóc cha mẹ + Sống có trách nhiệm với gia đình. ... - Lí giải một cách hợp lí và thuyết phục... + Thể hiện lòng biết ơn với công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vừa khẳng định lòng hiếu thảo, sự trưởng thành, biết suy nghĩ, biết sống đúng đắn. |
Bài số 6.
1 |
Chủ đề : tiếng Việt |
2 |
Phương thức biểu đạt: biểu cảm |
3 |
Hai câu thơ gợi lên cảm xúc: tình yêu thương của các con dành cho mẹ, tiếng gọi mẹ là tiếng gọi đầu tiên trong đời. Tiếng gọi ấy thật dịu dàng, âu yếm. Tình mẫu tử thiêng liêng được thể hiện qua tiếng gọi đầu đời mang nhiều cảm xúc. |
|
|
4 |
Nhận xét giọng điệu văn bản: giọng điệu ngọt ngào tha thiết phù hợp cho việc thể hiện cảm xúc của tác giả dành cho tiếng Việt (trân trọng, yêu quý tiếng Việt). |
5 |
Thông điệp: - Yêu quý, trân trọng giữ gìn phát huy sự trong sáng của tiếng Việt - Tiếp thu những yếu tố tích cực từ tiếng nước ngoài - Tránh nói thô tục |
II. VIẾT
Bài viết có thể thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhung phải đúng yêu cầu về nội dung hình thức quy định của kiểu bài, đúng chính tả, ngữ pháp. Đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:
Bài 1.
Mở bài: Giới thiệu chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật qua đoạn trích – trích truyện ngắn “Dì Hảo” của nhà văn Nam Cao
Thân bài:
- Xác định chủ đề của đoạn trích: Viết về người nông dân, phản ánh nỗi bất hạnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
- Phân tích chủ đề: Đoạn trích thể hiện:
+ Lòng cảm thông, thương xót của nhà văn đối với số phận bất hạnh của người nông dân, của dì Hảo. Điều đó được thể hiện qua cách kể, cách tả của nhân vật “tôi”
+ Sự khám phá của tác giả về cuộc đời, số phận và vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần của những nhân vật trong tác phẩm: Dì Hảo, bà ngoại nhân vật tôi…
+ Tố cáo xã hội bất công với những hủ tục, những kẻ xấu xa gây nên nỗi bất hạnh cho con người. Đại diện nổi bật nhất là hình ảnh người chồng.
- Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật được thể hiện qua đoạn trích:
+ Những nét đặc sắc của nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong đoạn văn trên: Tâm trạng đau khổ của nhân vật được miêu tả từ ngôi thứ ba, nên có điều kiện kể, tả một cách cụ thể, chi tiết. Tâm trạng nhân vật được miêu tả đầy ám ảnh qua tiếng khóc lặp đi lặp lại nhiều lần. Phép điệp cũng được sử dụng hiệu quả trong việc biểu đạt tâm trạng nhân vật.
+ Ngôn ngữ miêu tả tưởng chừng khách quan, lạnh lùng nhưng đầy thương xót.
Kết bài:
- Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về chủ đề, nghệ thuật độc đáo của đoạn trích.
Bài 2.
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung vấn đề nghị luận
Triển khai vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá về chủ đề, nội dung, nghệ thuật:
- Chủ đề: viết về tình cảm gia đình, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
- Phân tích, đánh giá nội dung:
+ Câu chuyện hướng đến cuộc sống của những người con xa gia đình
+ Tình cảm của người mẹ danh cho con luôn ấm áp, yêu thương vô bờ.
+ Người con dần quên đi bữa cơm gia đình, quên đi sự chăm sóc của cha mẹ dành cho mình.
HV lấy dẫn chứng để chứng minh
- Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật
+ Cốt truyện đơn giản, gần gũi quen thuộc về gia đình
+ Câu chuyện được kể theo ngôi thứ 3, bao quát tác phẩm, điểm nhìn toàn tri giúp ta hiểu được tính cách nhân vật
+ Ngôn ngữ giản dị; lời thoại súc tích, ngắn gọn.
- Khẳng định giá trị của tác phẩm:
+ Truyện đơn giản giúp ta thấy được câu chuyện gia đình của chính bản thân mỗi chúng ta.
+ Gợi cho ta nhiều suy nghĩ về gia đình, về mẹ cha, về những điều ta cần phải làm để sau này không phải hối tiếc
Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại vấn đề nghị luận và bài học nhận thức
Bài 3.
1. Mở bài: Giới thiệu về đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.
2. Thân bài
+ Giới thiệu khái quát thông tin về bản thân.
-> Thông tin của bản thân đã được nêu ngắn gọn ở mở bài
+ Phân tích đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân; đưa ra những bằng chứng để làm rõ cho đặc điểm ấy.
Bằng chứng: …
3. Kết bài: Khẳng định lại các đặc điểm của bản thân; Nêu một thông điệp có ý nghĩa
Bài 4.
- Mở bài:
Giới thiệu niềm đam mê của bạn và những mong muốn thực hiện đam mê bằng việc tham gia câu lạc bộ phù hợp.
- Thân bài:
Lần lượt phân tích niềm đam mê của bản thân, gắn với các hoạt động, ý tưởng bản thân thực hiện đam mê đó.
- Bằng chứng phù hợp thuyết phục
- Kết bài:
Khẳng định đam mê của bản thân, đưa ra thông điệp về hành trình chinh phục đam mê.
Bài 5.
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: thói quen xấu…
2. Thân bài
- Giải thích khái niệm
- Thực trạng
- Tác hại
- Nguyên nhân
- Lợi ích của việc từ bỏ thói quen
- Giải pháp khắc phục
3. Kết bài
Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề
Bài 6.
Mở bài: Giới thiệu một đam mê của bản thân mang lại giá trị tích cực cho chính mình và mọi người
Thân bài:
Giới thiệu khái quát thông tin bản thân
Giải thích đam mê là gì?
"Đam mê" là niềm khao khát mãnh liệt đạt được, hoặc thực hiện, hoặc theo đuổi một thứ gì đó.
"Đam mê khác biệt" là niềm đam mê mang dấu ấn cá nhân, không lẫn lộn với ai cả, là một biểu hiện rất rõ nét của cái "tôi" cá nhân
Ý nghĩa:
Mỗi người đều có một niềm đam mê khác biệt, đó chính là thứ để khẳng định bản thân, tự làm mới, tự tạo dấu ấn cá nhân trong xã hội công nghiệp này
Có đam mê khiến chúng ta có động lực sống, có niềm cảm hứng thúc đẩy chúng ta đứng lên thực hiện ước mơ, lý tưởng một cách đầy nhiệt huyết và có trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn gian khổ
Suy nghĩ:
Có đam mê là tốt, có niềm đam mê khác biệt và kiên trì theo đuổi nó lại còn tuyệt vời hơn cả.
Cần phải thật tỉnh táo, phải biết đâu là niềm đam mê chân chính, đâu là thói hư tật xấu, là tệ nạn xã hội không nên sa đà vào nó
Lập luận, chứng minh: khẳng định niềm đam mê là, chính đáng, bổ ích luôn được tôn trọng, đề cao. Đam mê học hỏi sẽ khiến chúng ta học tập trong trạng thái vui vẻ phấn khích, từ đó học tập có hiệu quả hơn. là động lực để ta học ở mọi lúc mọi nơi tiếp xúc với mọi nguồn kiến thức, từ đó mở rộng vốn hiểu biết của mình. Quá trình học luôn là quá trình lâu dài, vất vả nhưng đối với người có niềm đam mê mãnh liệt thì học sẽ dễ dàng vượt qua, xem khó khăn là cơ hội
Phản đề: có nhiều người học trong trạng thái ép buộc, dễ cảm thấy nhàm chán, bực tức, dẫn đến mệt mỏi, hiệu quả không cao => cần tìm nguồn vui khi học, tìm ra cách học thấy hứng thú
Đối với người đã thích học thì cần học hỏi có chọn lọc, nếu không sẽ mang đến tác hại khôn lường, vì sách vở kiến thức lúc nào cũng có chỗ tốt và xấu
Liên hệ bản thân
Học viên có thể chọn một đam mê khác đam mê học tập miễn là hợp lí, tích cực
Kết bài:
- Khẳng định lại các đặc điểm của bản thân, nêu một thông điệp có ý nghĩa.
MÔN LỊCH SỬ 10
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
VĂN MINH ĐẠI VIỆT (SỐ CÂU 30)
a) Nhận biết
Câu 1: Dưới triều đại nhà Lê (thế kỉ XV), bộ luật thành văn nào sau đây được ban hành?
A. Hình luật.
B. Hình thư.
C. Quốc triều hình luật.
D. Hoàng Việt luật lệ.
Câu 2: Triều đại nào mở đầu cho thời đại phong kiến độc lập của dân tộc ta?
A. Triều Tiền Lý.
B. Triều Ngô.
C. Triều Lê.
D. Triều Nguyễn.
Câu 3: Các nhà nước phong kiến Việt Nam được xây dựng theo thể chế
A. Quân chủ lập hiến.
B. Chiếm hữu nô lệ.
C. Dân chủ chủ nô.
D. Quân chủ chuyên chế.
Câu 4: Bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền của Đại Việt được hoàn chỉnh dưới triều đại nào?
A. Thời Lý.
B. Thời Trần.
C. Thời Lê sơ.
D. Thời Hồ.
Câu 5: Việc nhà Lý cho xây dựng đàn Xã Tắc ở Thăng Long mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Nhà nước coi trọng sản xuất nông nghiệp.
B. Nhà nước coi trọng bảo vệ độc lập dân tộc.
C. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
D. Khuyến khích nhân dân phát triển thương nghiệp.
Câu 6: Các xưởng thủ công của nhà nước dưới các triều đại phong kiến Việt Nam còn được gọi là
A. Cục bách tác.
B. Quốc sử quán.
C. Quốc tử giám.
D. Hàn lâm viện.
Câu 7: Trung tâm chính trị - văn hóa và đô thị lớn nhất Đại Việt trong các thế kỷ X-XV là
A. Phố Hiến.
B. Thanh Hà.
C. Thăng Long.
D. Hội An.
Câu 8: Năm 1149, để đẩy mạnh phát triển ngoại thương nhà Lý đã có chủ trương gì?
A. Phát triển Thăng Long với 36 phố phường.
B. Xây dựng cảng Vân Đồn (Quảng Ninh).
C. Cho phát triển các chợ làng, chợ huyện.
D. Xây dựng một số địa điểm trao đổi hàng hóa ở biên giới.
Câu 9: “Tam giáo đồng nguyên” là sự hòa hợp của của các tôn giáo nào sau đây?
A. Phật giáo - Đạo giáo - Nho giáo.
B. Phật giáo - Nho giáo - Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo - Đạo giáo - Tín ngưỡng dân gian.
D. Nho giáo - Phật giáo - Ấn Độ giáo.
Câu 10: Hai loại hình văn học chính của Đại Việt dưới các triều đại phong kiến gồm
A. văn học nhà nước và văn học dân gian.
B. văn học viết và văn học truyền miệng.
C. văn học nhà nước và văn học tự do.
D. văn học dân gian và văn học viết.
Câu 11: Chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống dưới triều đại phong kiến nào của nước ta?
A. Nhà Lý.
B. Nhà Trần.
C. Lê sơ.
D. Tây Sơn.
Câu 12: Việc cho dựng bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử giám thể hiện chính sách nào sau đây của các triều đại phong kiến Việt Nam?
A. Nhà nước coi trọng giáo dục, khoa cử.
B. Ghi danh những anh hùng có công với nước.
C. Ghi lại tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
D. Đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp.
b) Thông hiểu
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt?
A. Có cội nguồn từ các nền văn minh cổ xưa trên đất nước Việt Nam.
B. Tiếp thu chọn lọc từ thành tựu của các nền văn minh bên ngoài.
C. Nho giáo là tư tưởng chính thống trong suốt các triều đại phong kiến.
D. Trải qua quá trình đấu tranh, củng cố độc lập dân tộc của quân và dân ta.
Câu 14: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách của nhà nước phong kiến Đại Việt trong khuyến khích nông nghiệp phát triển?
A. Tách thủ công nghiệp thành một ngành độc lập.
B. Khuyến khích khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác.
C. Tổ chức nghi lễ cày ruộng tịch điền khuyến khích sản xuất.
D. Nhà nước quan tâm trị thủy, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của “Quan xưởng” trong thủ công nghiệp nhà nước?
A. Tạo ra sản phẩm chất lượng cao để trao đổi buôn bán trong và ngoài nước.
B. Huy động lực lượng thợ thủ công tay nghề cao phục vụ chế tác, buôn bán.
C. Tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu của triều đình phong kiến.
D. Tạo ra các hình mẫu hỗ trợ thủ công nghiệp cả nước phát triển.
Câu 17: Đặc điểm của văn học Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX là
A. Văn học chữ Hán phát triển hơn văn học chữ Nôm.
B. Văn học chữ Nôm phát triển lấn át văn học chữ Hán.
C. Văn học chữ Hán và chữ Nôm suy tàn.
D. Phát triển văn học viết bằng chữ Quốc Ngữ.
Câu 18: Dưới triều đại phong kiến nhà Lê ( thể kỉ XV), nhà nước cho dựng Bia ghi danh tiến sĩ không mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Khuyến khích nhân tài.
B. Vinh danh hiền tài.
C. Đề cao vai trò của nhà vua.
D. Răn đe hiền tài.
Câu 19: Văn học chữ Nôm ra đời có ý nghĩa nào sau đây?
A. Thể hiện sự phát triển của văn minh Đại Việt thời Lý-Trần.
B. Vai trò của việc tiếp thu văn hóa Ấn Độ vào Đại Việt.
C. Thể hiện sự sáng tạo, tiếp biến văn hóa của người Việt.
D. Ảnh hưởng của việc truyền bá Công giáo vào Việt Nam.
Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu của nông nghiệp Việt Nam thời phong kiến?
A. Cải thiện kỹ thuật thâm canh lúa nước.
B. Mở rộng diện tích canh tác bằng nhiều biện pháp.
C. Du nhập và cải tạo các giống cây từ bên ngoài.
D. Sản phẩm nông nghiệp nâng lên hàng đầu khu vực.
Câu 21: Nội dung nào sau đây là một trong những cơ sở của việc hình thành nền văn minh Đại Viêt là
A. Có cội nguồn từ các nền văn minh lâu đời tồn tại trên đất nước Việt Nam.
B. Hình thành từ việc lưu truyền các kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
C. Có nguồn gốc từ việc tiếp thu hoàn toàn văn minh bên ngoài.
D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hóa Trung Hoa qua ngàn năm Bắc thuộc.
c) Vận dụng
Câu 22: Nhận xét nào sau đây là không đúng khi nói về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến thời Đinh-Tiền lê?
A. Tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
B. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện, chặt chẽ, tính chuyên chế cao.
C. Đặt cơ sở cho sự hoàn chỉnh bộ máy nhà nước ở giai đoạn sau.
D. Tổ chức còn đơn giản nhưng đã thể hiện ý thức độc lập, tự chủ.
Câu 23: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời các làng nghề thủ công truyền thống ở Đại Việt?
A. Nâng cao năng lực cạnh tranh với các xưởng thủ công của nhà nước.
B. Sản xuất được chuyên môn hóa, sản phẩm có chất lượng cao hơn.
C. Sản phẩm mang nét độc đáo, gây dựng thành thương hiệu nổi tiếng.
D. Góp phần quan trọng thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
Câu 24: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về hạn chế của văn minh Đại Việt?
A. Xuất phát từ nghề nông lúa nước nên chỉ chú trọng phát triển nông nghiệp.
B. Không khuyến khích thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
C. Chỉ đề cao vị thế của Nho giáo nhằm giữ vững kỷ cương, ổn định xã hội.
D. Việc phát minh khoa học-kỹ thuật không được chú trọng phát triển.
Câu 26: Cải cách hành chính của vua Minh Mạng (1831 – 1832) và vua Lê Thánh Tông (vào những năm 60 của thế kỷ XV) có điểm chung là
A. đều chia nước ta thành nhiều tỉnh để thuận lợi trong việc quản lý.
B. nhằm củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế.
C. không lập Hoàng hậu và không phong tước Vương cho người ngoài họ.
D. bãi bỏ cấp trung gian, không lập Tể tướng và không lấy đỗ Trạng nguyên.
Câu 27: Trong tiến trình phát triển của lịch sử của dân tộc Việt Nam, nền văn minh Đại Việt không mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Thể hiện tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo, bền bỉ của nhân dân.
B. Chứng minh sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
C. Góp phần to lớn tạo nên sức mạnh dân tộc chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập.
D. Là nền tảng để dân tộc Việt Nam sánh ngang với các cường quốc trên thế giới.
Câu 28: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của nền văn minh Đại Việt?
A. Văn minh Đại Việt phát triển đa dạng, phong phú, mang đậm tính dân tộc.
B. Văn minh Đại Việt phát triển đa dạng, lâu đời và có tính dân chủ.
C. Là sự kết hợp hoàn toàn giữa văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ.
D. Thiết chế chính trị của các triều đại phong kiến Đại Việt được đều mang tính dân chủ.
Câu 29: Việc đề cao Nho giáo của các nhà nước phong kiến Đại Việt đã không dẫn đến hệ quả nào dưới đây?
A. Giữ ổn định trật tự kỷ cương của nhà nước phong kiến.
B. Tạo ra sự bảo thủ, chậm cải cách trước những biến đổi xã hội.
C. Nguy cơ tụt hậu, đứng trước sự xâm lược của thực dân phương Tây.
D. Tạo điều kiện giao lưu giữa các tôn giáo làm đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 30: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của nền văn minh Đại Việt?
A. Văn minh Đại Việt không có nguồn gốc bản địa mà du nhập từ bên ngoài vào.
B. là nền văn minh nông nghiệp lúa nước gắn với văn hóa làng xã.
C. Là nền văn minh phát triển rực rỡ nhất khu vực Đông Nam Á.
D. Trong kỷ nguyên Đại Việt, mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa đều phát triển.
ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM (SỐ CÂU 30)
a) Nhận biết
Câu 1. Các dân tộc ở Việt Nam được chia thành mấy nhóm?
A. Hai nhóm.
B. Ba nhóm.
C. Bốn nhóm.
D. Năm nhóm.
Câu 2. Căn cứ vào tiêu chí phân chia nhóm các dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Kinh thuộc nhóm
- dân tộc đa số.
B. dân tộc thiểu số.
C. dân tộc vùng thấp.
D. dân tộc vùng đồng bằng.
Câu 3. Căn cứ vào tiêu chí nào dưới đây để phân chia nhóm các dân tộc ở Việt Nam?
- Dân số của các dân tộc trên phạm vi lãnh thổ.
- Thời gian xuất hiện của dân tộc đầu tiên.
C. Thành tích đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
D. Không gian địa lí trên phạm vi lãnh thổ.
Câu 4. Theo đặc điểm để xếp các dân tộc vào cùng một ngữ hệ ở Việt Nam, dân tộc Kinh thuộc ngữ hệ nào dưới đây?
A. Ngữ hệ Nam Á.
B. Ngữ hệ Bắc Á.
C. Ngữ hệ Đông Á.
D. Ngữ hệ Tây Á.
Câu 5. Hoạt động sản xuất chính trong nông nghiệp của dân tộc Kinh ở Việt Nam là
A. trồng lúa nước.
B. trồng cây lúa mì.
C. trồng cây lúa mạch.
D. trồng cây lúa nương.
Câu 6. Đâu không phải là Ngữ hệ hiện nay 54 dân tộc Việt Nam sử dụng?
A. Ngữ hệ Indo-Arya.
B. Ngữ hệ Nam Đảo.
C. Ngữ hệ Nam Á.
D. Ngữ hệ Hán-Tạng.
Câu 7. Người Khơ-me và người Chăm cũng canh tác lúa nước ở đâu?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
D. Các sườn núi ở Tây Nguyên.
Câu 8. Canh tác lúa nước là hoạt động kính tế chính của tộc ở Việt Nam?
A. Kinh.
B. Thái.
C. Chăm.
D. Mường.
Câu 9. Những nghề thủ công ra đời sớm, phát triển mạnh ở hầu hết các dân tộc ở nước ta là
A. nghề dệt và nghề đan.
B. nghề rèn, đúc và nghề mộc.
C. nghề gốm và nghề rèn đúc.
D. nghề gốm và làm đồ trang sức.
Câu 10. Lễ hội liên quan đến chùa chiềng là phổ biến của tộc người thiểu số nào ở nước ta?
A. Người Khơ-me.
B. Người Kinh.
C. Người Chăm.
D. Người Mường.
Câu 11. Lễ hội của tộc người thiểu số ở nước ta chủ yếu được tổ chức với quy mô
A. từng làng/bảng và tộc người.
B. nhiều làng/bảng hay cả khu vực.
C. tập trung ở các đô thị lớn.
D. theo từng dòng họ ruột thịt.
Câu 12. Tín ngưỡng tôn giáo sau đây được người Việt tiếp thu từ bên ngoài?
A. Thờ Phật.
B. Thờ anh hùng dân tộc.
C. Thờ ông Thành hoàng.
D. Thờ cúng tổ tiên.
b) Thông hiểu
Câu 13. Về phong tục, tập quán, lễ hội của người Kinh khác hầu hết các dân tộc thiểu số là liên quan
A. chu kì thời gian/ thời tiết.
B. chu kì vòng đời.
C. chu kì canh tác.
D. chu kì Mặt Trăng.
Câu 14. “Dân tộc đa số” trong tiêu chí phân chia nhóm các dân tộc Việt Nam phải
A. chiếm trên 50% tổng dân số cả nước.
B. chiếm trên 60% tổng dân số cả nước.
C. chiếm trên 30% tổng dân số cả nước.
D. chiếm trên 40% tổng dân số cả nước.
Câu 15. Nội dung nào dưới đây không đúng đặc điểm để xếp các dân tộc vào nhóm cùng một Ngữ hệ ở Việt Nam?
A. giống nhau về nhóm dân tộc.
B. giống nhau về hệ thống từ vựng cơ bản.
C. giống nhau về thanh điệu và ngữ âm.
D. giống nhau về ngữ pháp.
Câu 16. Yếu tố nào không phải là đặc điểm trong hoạt động sản xuất chủ yếu của tộc người Kinh?
A. Trồng lúa trên ruộng bật thang.
B. Phát triển nuôi trồng thủy - hải sản.
C. Thường xuyên đắp đê ngăn lũ lụt.
D. Trồng lúa và cây lương thực khác.
Câu 17. Nội dung nào là đặc điểm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của tộc người thiểu số ở nước ta?
A. Lúa nước được trồng ở ruộng bật thang.
B. Phát triển nuôi trồng thủy - hải sản.
C. Phải thường xuyên đắp đê ngăn lũ lụt.
D. Phải thường xuyên thau chua rửa mặn.
Câu 18. Vì sao hoạt động kinh tế chính của người Kinh ngày xưa là sản xuất nông nghiệp trồng cây lúa nước?
A. Do cư trú chủ yếu ở vùng đồng bằng.
B. Do cư trú ở các sườn núi và đồi cao.
C. Do cú trú chủ yếu ở các thung lũng.
D. Do chỉ có cây lúa nước là cây lương thực.
Câu 19. Sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số có điểm gì giống nhau?
A. Đều phát triển nông nghiệp với đặc trưng là trồng lúa…
B. Chủ yếu là trồng lúa nương, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả…
C. Phát triển đánh bắt thủy – hải sản. Ít chú trọng nuôi thủy hải sản…
D. Chủ yếu là trồng lúa nước, bên cạnh đó trồng cả sắn, ngô, củ quả…
Câu 20. Nét tương đồng trong bữa ăn của các cộng đồng dân tộc Việt Nam trước đây là
A cơm tẻ, rau, cá.
B. cơm nếp, rau, cá.
C. bánh mì, khoai tây.
D. cơm thập cẩm.
Câu 21. Tín ngưỡng phổ biến và tiêu biểu nhất của người Việt là
A. thờ cúng tổ tiên.
B. thờ Thần linh.
C. thờ phồn thực.
D. thờ cúng Phật.
c) Vận dụng
Câu 22. Vì sao các dân tộc thiểu số ở nước ta trước đây chủ yếu đi lại, vận chuyển là đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi?
A. Do sống chủ yếu ở miền núi dốc, hẹp.
B. Do sống chủ yếu ở vùng đồng bằng nhiều sông, kênh.
C. Do nhu cầu vận chuyển đồ đạt ngày càng nhiều.
D. Do lúc bấy giờ phương tiện xe và thuyền chưa xuất hiện.
Câu 23. Sản phẩm của nhiều ngành nghề rất đa dạng và tinh xảo, không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước mà còn được xuất khẩu. Đây là nhận xét về hoạt động kinh tế nào của cộng đồng dân tộc Việt Nam?
A. Thủ công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Thương nghiệp.
D. Lâm – Ngư nghiệp.
Câu 24. Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của các nghề thủ công trong đời sống, xã hội của cộng đồng dân tộc Việt Nam?
A. Nghề thủ công trở thành hoạt động kinh tế chính của người Kinh.
B. Nghề thủ công góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân địa phương.
C. Nghề thủ công trở thành một bộ phận tích cực của nền sản xuất hàng hóa ở địa phương.
D. Nghề thủ công thể hiện lối sống, phong tục của từng cộng đồng.
Câu 25. Nội dung nào phản ánh không đúng về những thay đổi trong bữa ăn ngày nay của người Kinh?
A. Chuyển từ ăn gạo nếp sang gạo tẻ.
B. Bữa ăn đa dạng hơn rất nhiều.
C. Sáng tạo ra nhiều món ăn ngon nổi tiếng.
D. Cách chế biến và thưởng thức mạng đậm vùng miền.
Câu 26. Hoạt động tín ngưỡng nào trở thành truyền thống, nét đẹp văn hóa và là sợi dây kết dính các thành viên trong gia đình, dòng họ?
A. Thờ cúng tổ tiên
B. Thờ anh hùng dân tộc
C. Thờ ông Thần Tài – Thổ Địa
D. Thờ Phật, thờ Thánh
Câu 27. Nhận xét nào dưới đây là đúng về vị trí của ngành nông nghiệp trồng lúa nước ở nước ta hiện nay?
A. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
B. Là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, chiếm hơn 25% thị phần toàn cầu.
C. Là nước đứng đầu về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á.
D. Là mặt hàng nông-lâm-thủy sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
Câu 28. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng khi nói đến lễ hội của cộng đồng dân tộc Việt Nam?
A. Lễ hội được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào các khoảng trống thời vụ.
B. Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng.
C. Các trò chơi ở lễ hội phản ánh những ước vọng thiêng liêng của con người.
D. Lễ hội bao gồm cả phần lễ (nghi lễ, nghi thức…) và phần hội (trò chơi dân gian…).
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM ( Gồm 30 câu)
a) Nhận biết
Câu 1: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công tác dân tộc và chính sách dân tộc?
A. Kêu gọi toàn dân tham gia vào Mặt trận dân tộc.
B. Nghiêm cấm mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Đề ra chủ trương chính sách phù hợp từng vùng miền.
D. Đề ra chủ trương chính sách hoạt động tôn giáo.
Câu 2: Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam mới ra đời có tên gọi là gì?
A. Hội phản đế nhân dân.
B. Hội phản đế Việt Nam.
C. Hội phản đế Đồng minh.
D. Hội phản đế Đông Dương.
Câu 3: Nhân tố quan trọng nào sau đây quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam trong lịch sử?
A. Khối Đại đoàn kết dân tộc.
B. Tinh thần đấu tranh anh dũng.
C. Nghệ thuật quân sự độc đáo.
D. Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt.
Câu 4: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công tác dân tộc và chính sách dân tộc?
A. Kêu gọi toàn dân tham gia vào Mặt trận dân tộc.
B. Nghiêm cấm mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Đề ra chủ trương chính sách phù hợp từng địa phương.
D. Đề ra chủ trương chính sách hoạt động tôn giáo.
Câu 5: Khối đoàn kết dân tộc Việt Nam đã được hình thành từ khi nào?
A. Từ thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc.
B. Từ khi thắng lợi 1000 năm Bắc thuộc.
C. Từ khi giành được nền độc lập tự chủ.
D. Từ khi giặc phương Bắc sang xâm lược.
Câu 7: Một trong những cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam là từ yêu cầu
A. giúp đỡ, chia sẻ nhau trong trong cuộc sống.
B. tập hợp lực lượng đấu tranh chống ngoại xâm.
C. tập hợp chống thú dữ khi cuộc sống còn sơ khai.
D. chế tạo công cụ lao động trong sinh hoạt hàng ngày.
Câu 8: Nhân tố nào sau đây quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng phát triển, bảo vệ tổ quốc hiện nay?
A. Truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam.
B. Sự liên kết chặt chẽ của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
C. Khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố và mở rộng.
D. Ý thức xây của toàn dân tham gia đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc.
Câu 9: Khối Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được thể hiện tập trung trong Mặt trận nào sau đây?
A. Măt trận nhân dân thống nhất Việt Nam.
B. Mặt trận dân chủ thống nhất Việt Nam.
C. Mặt trận dân tộc dân chủ Việt Nam.
D. Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam.
Câu 10: Trong lịch sử dựng nước và giử nước của Việt Nam, khối Đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào?
A. Rất quan trọng.
B. Đặc biệt quan trọng.
C. Tương đối quan trọng
D. Tương đối đặc biệt.
Câu 11: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công tác dân tộc và chính sách dân tộc?
A. Kêu gọi toàn dân tham gia vào Mặt trận dân tộc.
B. Nghiêm cấm mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Đề ra chủ trương chính sách hoạt động tôn giáo.
D. Đề ra chủ trương chính sách phù hợp từng thời kỳ.
Câu 12: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công tác dân tộc và chính sách dân tộc?
A. Kêu gọi toàn dân tham gia vào Mặt trận dân tộc.
B. Đề ra chủ trương chính sách phù hợp từng dân tộc.
C. Đề ra chủ trương chính sách hoạt động tôn giáo.
D. Nghiêm cấm mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Câu 13: Nguyên tắc nào sau đây là quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển khối Đại đoàn kết dân tộc?
A. Đoàn kết, bình đẳng và tương trợ cùng phát triển.
B. Bình đẳng, hợp tác và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
C. Đoàn kết, giúp đỡ nhau để vượt qua mọi khó khăn.
D. Hợp tác, tương trợ và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
b) Thông hiểu
Câu 1: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng tác dụng trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam?
A. Phát huy hiệu quả, thực sự đi vào cuộc sống.
B. Làm thay đổi diện mạo kinh tế, văn hóa, xã hội.
C. Củng cố giử vững biên giới và toàn vẹn lãnh thổ.
D. Làm nền tảng trong qua trình hội nhập hiện nay.
Câu 2: Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số để khắc phục vấn đề nào sau đây?
A. Chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc.
B. Tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm.
C. Tình trạng lạc hậu về khoa học kỹ thuật.
D. Cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ.
Câu 3: Yếu tố nào không phải là cơ sở hình thành khối đòan kết dân tộc Việt Nam?
A. Yêu cầu trị thủy để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
B. Yêu cầu làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
C. Yêu cầu tập hợp lực lượng chống giạc ngoại xâm.
D. Yêu cầu hợp tác và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Câu 4: Sức mạnh nào góp phần quyết định giúp dân tộc Việt Nam giành được những thắng lợi lớn trong công cuộc chống ngoại xâm?
A. Nghệ thuật quân sự độc đáo.
B. Khối Đại đoàn kết dân tộc.
C. Tinh thần đấu tranh anh dũng.
D. Truyền thống yêu nước.
Câu 5: Truyền thuyết nào sau đây chứng minh khối Đại đoàn kết dân tộc Việt Nam đã có từ thuở bình minh lịch sử?
A. Con Rồng Cháu Tiên.
B. Bánh Trưng, Bánh Dày.
C. Sự tích Trầu Cau.
D. Sơn Tinh Thủy Tinh.
Câu 6: Ngày nay trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa và giử gìn ỏn định xã hội, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, khối Đại đoàn kết dân tộc có vai trò gì?
A. Củng cố an ninh quốc phòng.
B. Bảo vê chủ quyền quốc gia.
C. Huy động sức mạnh toàn dân tộc.
D. Chống lại các thế lực thù địch.
Câu 7: Nội dung nào sau đây được quán triệt trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhằm xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc?
A. Bình đẳng, hợp tác và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
B. Đoàn kết, giúp đỡ nhau để vượt qua mọi khó khăn.
C. Hợp tác, tương trợ và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
D. Đoàn kết, bình đẳng và tương trợ cùng phát triển.
Câu 8: Nội dung nào phản ánh không đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác dân tộc và chính sách dân tộc?
A. Đề ra chủ trương chính sách phù hợp từng vùng miền.
B. Đề ra chủ trương chính sách phù hợp từng địa phương.
C. Đề ra chủ trương chính sách phù hợp từng dân tộc.
D. Đề ra chủ trương chính sách phù hợp từng đơn vị.
Câu 9: Tính toàn diên trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay được thể hiện trên các lĩnh vực nào sau đây?
A. Chính trị, quân sự, văn hóa, an sinh xã hôi.
B. Kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.
C. Kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng.
D. Chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng.
Câu 10: Đảng và Nhà nước Việt Nam căn cứ vào đâu để thực hiện chính sách xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số?
A. Đặc điểm chung và đường lối riêng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
B. Đặc điểm và đường lối riêng biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
C. Đường lối chung và đặc điểm riêng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
D. Đường lối và đặc điểm hài hòa về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 11: Lĩnh vực nào sau đây không phải là nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam?
A. Kinh tế.
B. Văn hóa.
C. Xã hội.
D. Ngoại giao.
Câu 12: Yếu nào sau đây là nội dung bao trùm trong chính sách văn hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay?
A. Xây dựng nền văn hóa theo từng đặc điểm của vùng miền.
B. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
C. Xây dựng nền văn hóa trên nên nền tảng dân tộc Kinh.
D. Xây dựng nền văn hóa hài hòa trên nền tảng nhiều dân tộc.
c) Vận dụng
Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc hiện nay?
A. Nghiêm cấm nọi hành vi kỳ thị và chia rẽ các dân tộc.
B. Các dân tộc có quyền dùng chữ viết và tiếng nói riêng.
C. Các dân tôc tộc có quyền gìn giữ bản sắc dân tộc mình.
D. Nghiêm cấm mọi hình thức tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng.
Câu 2: “Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ cao hay thấp đều ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ”. Nhận định này thuộc nguyên tắc nào của chính sách dân tộc?
A. Tương trợ.
B. Bình đẳng.
C. Đoàn kết.
D. Nhất quán.
Câu 3: Hiện nay cơ quan nào giữ vai trò cao nhất tập trung khối Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong mặt trận thống nhất?
A. Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất.
B. Mặt Trận Dân Tộc Dân Chủ.
C. Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.
D. Mặt Trận Dân Chủ Việt Nam.
Câu 4: Truyện cổ tích nào sau đây kể về nguồn gốc các dân tộc trên đất nước Việt Nam?
A. Con Rồng Cháu Tiên.
B. Quả Bầu Mẹ.
C. Lạc Long Quân và Âu Cơ.
D. Sự tích Trầu Cau.
Câu 5: Ngày nay sức mạnh của khối Đại đòan kết dân tộc tiếp tục được phát huy cao độ và trở thành nhân tố nào sau đây?
A. Động lực của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.
B. Nền tảng trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới.
C. Cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đất nước.
D. Tiền để của công cuộc đổi mới toàn diện và hội nhập.
Câu 6: Nhận định nào sau đây là quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay?
A. Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay.
B. Đại đoàn kết dân tộc là nền tảng của quá trình hội nhập, giao lưu quốc tế hiện nay.
C. Đại đoàn kết dân tộc là cơ sở để đổi mới toàn diện đất nước trong xu thế hiện nay.
D. Đại đoàn kết dân tộc là động lực thúc đẩy tiến tình hội nhập khu vực và thế giới.
#
Bài 16: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam
1. Thành phần dân tộc theo dân số
-
2. Thành phần dân tộc theo ngữ hệ
- Ngữ hệ là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với nhau. Có đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vị cơ bản, âm vị và thanh điệu….
- Ngữ hệ còn được gọi là dòng ngôn ngữ
- Sự phân chia tộc người theo ngữ hệ ở Việt Nam
+ Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ tộc người, thuộc 5 ngữ hệ khác nhau: Nam Á, Mông – Dao, Thái – Ka Đai, Nam Đảo, Hán-Tạng.
3. Khái quát đời sống vật chất và tinh thần
a. Một số hoạt động kinh tế chính.
* Sản xuất nông nghiệp
- Người Kinh: sản xuất nông nghiệp, đặc biệt canh tác lúa nước là chủ yếu. Bên cạnh đó còn trồng: ngô, khoai, cây củ quả…. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản.
- Dân tộc thiểu số: canh tác nương rẫy đa canh trên đất dốc, ruộng bậc thang hay vùng thung lũng chân núi và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
* Thủ công nghiệp:
- Người Kinh: làm nhiều nghề thủ công truyền thống như: gốm, dệt, đan, rè, mộc…. vừa sử dụng vừa xuất khẩu.
- Dân tộc thiểu số: Phát triển đa dạng nghề thủ công mang dấu ấn và bản sắc riêng: dệt, đan, rèn,…
b. Ẩm thực và trang phục
- Ăn: người Kinh: ăn cơm, rau, cá… sáng tạo nhiều món ăn tuỳ vùng miền.
+ Dân tộc thiểu số: ăn giống người Kinh tuy mỗi dân tộc có cách nấu ăn khác nhau.
- Mặc: Trang phục thường ngày gồm áo, quần (váy) kết hợp với các đồ khác và trang sức. Mỗi dân tộc có trang phục đặc trưng.
- Nhà ở: nhà của người Kinh thường có ba gian hoặc năm gian. Ngày nay thì được xây theo kiểu hiện đại. Nhà của các dân tộc ít người rất đa dạng về loại hình bao gồm nhà sàn, nhà nền đất, nhà nửa sàn nửa đất.
c. phương tiện đi lại, di chuyển
- Người Kinh: Di chuyển bằng trâu, bò, ngựa, thuyền bè….
- Dân tộc thiểu số: Chủ yếu đi bộ hoặc vận chuyển đồ bằng gùi, sử dụng động vật thuần dưỡng.
2. Đời sống tinh thần
a. Tín ngưỡng, tôn giáo
- Dù là người Kinh hay người dân tộc thiểu số đều thờ các vị thần, cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc cùng với đó tiếp thu các tôn giáo lớn như: Phật giáo, Đạo giáo, Công giáo, Tin Lành…
b. Phong tục, tập quán, lễ hội
- Người Kinh thực hành phong tục liên quan đến: chu kì vòng đời, canh tác, thời gian/ thời tiết. Lễ hội người kinh phong phú và đa dạng quy mô từ vùng, quốc gia, quốc tế.
- Dân tộc thiểu số: duy trì phong tục liên quan đến: chu kỳ vòng đời, canh tác và có một số liên quan đến chu kỳ thời gian/thời tiết. Lễ hội chủ yếu liên quan đến tế, cúng, chùa đền, tháp với quy mô ở bản làng và tộc người.
- Các loại hình nghệ thuật của người Kinh rất đa dạng tiêu biểu như: nghệ thuật múa rối nước, chèo, tuồng, đờn ca tài tử, hát quan họ, hát xoan, ca trù…
- Mỗi dân tộc thiểu số lại có làn điệu, điệu múa và nhạc cụ riêng. Người thiểu số vùng Tây Bắc ưa thích các làn điệu dân ca, múa xòe, thổi các loại khèn, sáo…Các tộc người thiểu số ở Nam Bộ thì có trống, chiêng, kèn, tù và…
Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam
1. Sự hình thành
Câu hỏi |
Câu trả lời |
Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành từ những cở sở nào? |
Xuất phát từ nhu cầu trị thuỷ, làm thủy lợi và chống giặc ngoại xâm nên khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trong lịch sử. |
Vai trò của của khối đại đoàn kết dân tộc trong việc dựng nước và giữ nước? |
- Khai phá đất đai, sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, sáng tạo các giá trị vật chất, tinh thần … - Kháng chiến chống giặc ngoại xâm. |
Em hãy kể tên một số anh hùng thuộc cộng đồng dân tộc ít người trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của Việt Nam? |
Anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn; anh hùng Đinh Văn Núp; Kim Đồng; N’Trang Lơng; Vừ A Dính… |
Vai trò của của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay? |
- Phát triển kinh tế, văn hoá, gìn giữ sự ổn định xã hội…. - Bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. |
2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay
Câu hỏi |
Câu trả lời |
Em hãy cho biết quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc hiện nay như thế nào?
|
Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. |
Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước? |
- Knh tế: ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng dân tộc và miền núi. - Văn hóa-xã hội: tập trung công tác giáo dục-đào tạo, chăm sóc y tế, điện, đường, trường trạm…
|
Ý nghĩa các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay? |
Ý nghĩa: cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc. |
Kể tên một số chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mà em biết? |
Chương trình 134, 135, 13a; Nghị quyết số 88/2019/QH14; Nghị quyết số 120/QH14/2020 |
MÔN TIẾNG ANH 10
I. Từ vựng
Unit 6. Eco-tourism
+ Du lịch sinh thái
+ Các hoạt động khi đi nghỉ mát
+ Các biện pháp bảo vệ di sản
Unit 7. New ways to learn
+ Giáo dục trực tuyến
+ Công nghệ trong giáo dục
+ Các cách để học ngoại ngữ
Unit 8. Technoloy & inventions
+ Những phát minh của thế kỉ 21
+ Những phát minh làm thay đổi thế giới
+ Internet
II. Ngữ pháp
1. V-ing/ to V/ động từ nguyên thể
2. Mệnh đề quan hệ
3. So sánh hơn (a little/ much)
4. So sánh nhất (by far)
5. Mạo từ “the”
6. Câu bị động: thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, tương lai đơn, động từ khuyết thiếu
7. Tường thuật câu trần thuật & câu hỏi
III. Ngữ âm
1. Âm /ɪ/ & /iː/
2. Trọng âm của động từ, danh từ, tính từ, trạng từ 2 âm tiết
3. Âm /f/ & /v/
4. Digraphs
5. Phụ âm kép: /pl/, /kl/, /br/, /st/, /gr/, /sm/, /sk/
6. Âm /eə/ & /əʊ/
7. Trọng âm trong danh từ ghép
MÔN TOÁN 10
I/ Phần trắc nghiệm: (7 điểm) Gồm 28 câu hỏi thuộc các chủ đề sau:
- Dấu của tam thức bậc hai
- Bất phương trình bậc 2.
- Phương trình quy về bậc 2
- Quy tắc cộng và quy tắc nhân
- Hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp
- Nhị thức Newton
- Xác suất
- Tọa độ của vécto
- PT đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ, vị trí tương đối, góc, khoảng cách.
- Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ
- Ba đường Conic và ứng dụng
- Không gian mẫu và biến cố
- Xác suất của biến cố
II/ Phần tự luận: (3 điểm)
Nội dung và cấu trúc
Câu 1: (1 điểm) Xác định các yếu tố của Elip khi biết phương trìnnh chính tắc.
Câu 2: (2 điểm) Bài toán tính xác suất của biến cố.
MÔN ĐỊA LÝ10
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với dân số trung bình ở
A. cùng thời điểm. B. vào cuối năm. C. vào đầu năm. D. lúc giữa năm.
Câu 2. Cơ cấu xã hội của dân số gồm cơ cấu theo
A. giới tính và theo lao động. B. lao động và theo tuổi.
C. trình độ văn hoá và theo giới tính. D. lao động và trình độ văn hoá.
Câu 3. Khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới hiện nay là
A. Tây Âu. B. Đông Á. C. Ca-ri-bê. D. Nam Âu.
Câu 4. Nguồn lực nào sau đây tạo thuận lợi (hay khó khăn) trong việc tiếp cận giữa các vùng trong một nước?
A. Đất đai, biển. B. Vị trí địa lí. C. Khoa học. D. Lao động.
Câu 5. Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh được rõ rệt điều gì sau đây?
A. Trình độ phân công lao động xã hội. B. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất.
C. Việc sử dụng lao động theo ngành. D. Việc sở hữu kinh tế theo thành phần.
Câu 6. Yếu tố nào sau đây của sản xuất nông nghiệp ít phụ thuộc vào đất đai hơn cả?
A. Qui mô sản xuất. B. Mức độ thâm canh. C. Cơ cấu vật nuôi. D. tổ chức lãnh thổ.
Câu 7. Lúa mì phân bố tập trung ở miền
A. ôn đới và cận nhiệt. B. cận nhiệt và nhiệt đới. C. ôn đới và hàn đới. D. nhiệt đới và ôn đới.
Câu 8. Mục đích chủ yếu của trang trại là
A. sản xuất nông phẩm hàng hoá theo nhu cầu của thị trường.
B. phát triển sản xuất nông nghiệp ở quy mô diện tích rộng.
C. đẩy mạnh cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ.
D. sản xuất theo hướng chuyên môn hoá và thâm canh sâu.
Câu 9. Vai trò của công nghiệp đối với các ngành kinh tế là
A. khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên. B. thúc đẩy sự phát triển của các ngành.
C. làm thay đổi sự phân công lao động. D. giảm chênh lệch về trình độ phát triển.
Câu 10. Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, công nghiệp được chia ra thành hai nhóm chính là
A. khai thác và chế biến. B. nặng (A) và nhẹ (B).
C. khai thác và nặng (A). D. chế biến và nhẹ (B).
Câu 11. Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung lớn nhất ở
A. Trung Đông. B. Bắc Mỹ. C. Mỹ La-tinh. D. Tây Âu.
Câu 12. Nguồn năng lượng sạch gồm
A. năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt. B. năng lượng mặt trời, sức gió, than đá.
C. năng lượng mặt trời, sức gió, dầu khí. D. năng lượng mặt trời, sức gió, củi gỗ.
Câu 13. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp thể hiện sự phân bố của hoạt động sản xuất công nghiệp theo
A. cơ cấu các ngành. B. tốc độ tăng trưởng. C. không gian lãnh thổ. D. thời gian phát triển.
Câu 14. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp là đặc điểm của
A. điểm công nghiệp. B. khu công nghiệp.
C. trung tâm công nghiệp. D. vùng công nghiệp.
Câu 15. Vai trò của dịch vụ đối với sản xuất vật chất là
A. thúc đẩy phát triển công nghiệp và nông nghiệp. B. tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
C. giúp khai thác tốt hơn các tài nguyên thiện nhiện. D. góp phần sử dụng tốt nguồn lao động trong nước.
Câu 16. Đặc điểm của ngành dịch vụ là
A. sản phẩm phần lớn là phi vật chất. B. nhiều loại sản phẩm lưu giữ được.
C. sự tiêu dùng xảy ra trước sản xuất. D. hầu hết các sản phẩm đều hữu hình.
Câu 17. Vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống nhân dân là
A. tạo các mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương.
B. phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong và ngoài nước.
C. tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.
D. góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế, văn hóa ở vùng xa.
Câu 18. Vai trò chủ yếu của bưu chính viễn thông là
A. tạo ra nhiều sản phẩm vật chất có hiệu quả cao. B. quyết định đến việc nâng cao chất lượng sống.
C. góp phần quan trọng vào phân công lao động. D. thúc đẩy toàn cầu hoá và hội nhập vào quốc tế.
Câu 19. Sản phẩm nào sau đây thuộc vào lĩnh vực hoạt động bưu chính?
A. Thư báo. B. Điện thoại. C. Máy tính cá nhân. D. Internet.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng với vai trò của ngoại thương?
A. Góp phần làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
B. Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong một nước.
C. Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất theo vùng.
D. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
Câu 21. Thành phần cơ bản của môi trường gồm
A. môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội.
B. tài nguyên thiên nhiên, môi trường kinh tế - xã hội.
C. tự nhiên; quan hệ xã hội trong sản xuất, phân phối.
D. điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, xã hội.
Câu 22. Theo thuộc tính tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên được chia thành
A. tài nguyên đất, tài nguyên nông nghiệp, khoáng sản.
B. tài nguyên nước, sinh vật, đất, khí hậu, khoáng sản.
C. tài nguyên công nghiệp, đất, sinh vật, khoáng sản.
D. tài nguyên khí hậu, du lịch, nông nghiệp, sinh vật.
Câu 23. Những vấn đề môi trường ở các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động môi trường của sự phát triển
A. công nghiệp, nông nghiệp. B. nông nghiệp, đô thị.
C. đô thị, công nghiệp. D. giao thông, dịch vụ.
Câu 24. Mục tiêu bao quát của tăng trưởng xanh là
A. tăng trưởng kinh tế, phát triển, bảo vệ môi trường. B. tăng trưởng kinh tế, khai thác hiệu quả tài nguyên.
C. đẩy nhanh phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường. D. tăng kinh tế, nâng cao đời sống, bảo tồn tự nhiên.
Câu 1. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là
A. hiệu số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử. B. tổng số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
C. hiệu số giữa người xuất cư, nhập cư. D. tổng số giữa người xuất cư, nhập cư.
Câu 2. Nguyên nhân nào sau đây có tác động mạnh mẽ nhất làm cho ở các nước phát triển có nữ nhiều hơn nam?
A. Tuổi thọ. B. Tự nhiên. C. Kinh tế. D. Tập quán.
Câu 3. Yếu tố có tính quyết định đến việc phân cư trên thế giới không đều là sự khác nhau về
A. phát triển kinh tế - xã hội. B. tâm lí, phong tục tập quán,
C. các điều kiện thiên nhiên. D. lịch sử quần cư, chuyển cư.
Câu 4. Nguồn lực nào sau đây tạo thuận lợi (hay khó khăn) trong việc tiếp cận giữa các vùng trong một nước?
A. Đất đai, biển. B. Vị trí địa lí. C. Khoa học. D. Lao động.
Câu 5. Đầu tư nước ngoài nhiều hơn đầu tư ra nước ngoài sẽ có
A. GDP lớn hơn GNI. B. GNI lớn hơn GDP.
C. GNI/người nhỏ hơn GDP/người. D. Tốc độ tăng GDP lớn hơn GNI.
Câu 6. Để khắc phục các hạn chế do tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp gây ra, cần thiết phải
A. đa dạng hóa sản xuất và xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí.
B. xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí và nâng cao độ phì đất.
C. đa dạng hoá sản xuất và phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất.
D. phát triển ngành nghề dịch vụ và tôn trọng quy luật tự nhiên.
Câu 7. Điều kiện sinh thái của cây trồng là các đòi hỏi của cây về chế độ
A. nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và chất đất để phát triển.
B. nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và giống cây để phát triển.
C. nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và địa hình để phát triển.
D. nhiệt, ánh sáng, ẩm, chất dinh dưỡng và nguồn nước để phát triển.
Câu 8. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nào sau đây là kết quả tất yếu của kinh tế hộ gắn với sản xuất hàng hoá?
A. Trang trại nông nghiệp. B. Vùng nông nghiệp.
C. Nông trường quốc doanh. D. Hợp tác xã nông nghiệp.
Câu 9. Yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp và khu chế xuất là
A. khoáng sản. B. nguồn nước. C. vị trí địa lí. D. khí hậu.
Câu 10. Các nhân tố nào sau đây có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?
A. Khoáng sản, dân cư – lao động, đất, thị trường, chính sách.
B. Khí hậu – nước, dân cư – lao động, vốn, thị trường, chính sách.
C. Khoa học kĩ thuật, dân cư – lao động, thị trường, chính sách.
D. Đất, rừng, biển, dân cư – lao động, vốn, thị trường, chính sách.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện?
A. Điện không thể tồn kho, nhưng có khả năng vận chuyển đi xa.
B. Nhà máy công suất càng lớn, thiết bị hiện đại, giá thành rẻ hơn.
C. Nhiệt điện và thuỷ điện khác nhau về vốn, thời gian, giá thành.
D. Không nhất thiết phải kết hợp các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện.
Câu 12. Nguồn năng lượng sạch gồm
A. năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt. B. năng lượng mặt trời, sức gió, than đá.
C. năng lượng mặt trời, sức gió, dầu khí. D. năng lượng mặt trời, sức gió, củi gỗ.
Câu 13. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp về mặt xã hội là
A. giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động.
B. sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn lực trên lãnh thổ.
C. thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác giữa các xí nghiệp.
D. tăng cường bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.
Câu 14. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây không có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ công nghiệp?
A. Vùng công nghiệp. B. Điểm công nghiệp.
C. Trung tâm công nghệp. D. Khu công nghiệp.
Câu 15. Vai trò của dịch vụ đối với tài nguyên thiên nhiên là
A. thúc đẩy phát triển công nghiệp và nông nghiệp.
B. tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
C. giúp khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên.
D. góp phần sử dụng tốt nguồn lao động trong nước.
Câu 16. Một số khu vực dịch vụ bị mất cân đối cung cầu chủ yếu do
A. quá trình sản xuất luôn đi cùng với tiêu thụ. B. sản phẩm không dùng thì không còn tồn tại.
C. người tiêu dùng thường tham gia sản xuất. D. phần lớn sản phẩm là vô hình, phi vật chất.
Câu 17. Đối tượng của giao thông vận tải là
A. con người và sản phẩm vật chất do con người tạo ra.
B. chuyên chở người và hàng hoá nơi này đến nơi khác.
C. những tuyến đường giao thông ở trong và ngoài nước.
D. các đầu mối giao thông đường bộ, hàng không, sông.
Câu 18. Vai trò chủ yếu của bưu chính viên thông là
A. tạo ra nhiều sản phẩm vật chất có hiệu quả cao. B. tác động tích cực đến nâng cao chất lượng sống.
C. góp phần quan trọng vào phân công lao động. D. tạo ra sự liên tục của sản xuất và tiêu thụ.
Câu 19. Sản phẩm nào sau đây thuộc vào lĩnh vực hoạt động viễn thông?
A. Thư báo. B. Bưu phẩm. C. Bưu kiện. D. Internet.
Câu 20. Chi phối mạnh nền kinh tế thế giới là những cường quốc về
A. xuất khẩu, nhập khẩu. B. công nghiệp chế biến.
C. hàng không, vũ trụ. D. khoa học, công nghệ
Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng với môi trường địa lí?
A. Không gian bao quanh Trái Đất có quan hệ trực tiếp với con người.
B. Tất cả hoàn cảnh bao quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
C. Đóng vai trò rất quan trọng và quyết định đến sự phát triển xã hội.
D. Gồm môi trường tự nhiên, mồi trường xã hội, môi trường nhân tạo.
Câu 22. Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người, tài nguyên thiên nhiên được chia thành tài nguyên
A. có thể bị hao kiệt, không bị hao kiệt. B. khôi phục được, không khôi phục.
C. không bị hao kiệt, khôi phục được. D. không bị hao kiệt, không khôi phục.
Câu 23. Loài người đang đứng trước mâu thuẫn giữa sự phát triển
A. tài nguyên và sự phát triển nền sản xuất xã hội. B. tài nguyên và sự phát triển khoa học công nghệ.
C. sản xuất xã hội và sự phát triển khoa học kĩ thuật. D. sản xuất xã hội và phát triển chất lượng cuộc sống.
Câu 24. Thách thức lớn nhất của các nước đang phát triển trong thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển là về
A. làm thay đổi cơ cấu kinh tế. B. giải quyết một phần về việc làm.
C. ô nhiễm và suy thoái môi trường. D. cải thiện cơ sở vật chất kĩ thuật.
Câu 1. ở những nước phát triển, tỉ suất tử thô thường cao là do tác động chủ yếu của yếu tố nào sau đây?
A. Dân số già. B. Dịch bệnh
C. Động đất. D. Bão lụt.
Câu 2. Tỉ lệ giới tính biểu thị tương quan giữa số lượng dân số
A. nam hoặc nữ so với tổng số dân. B. nam và nữ so với tổng dân số nam.
C. nữ và nam so với tổng dân số nữ. D. của cả quốc gia so với dân số nam.
Câu 3. Hoạt động sản xuất nào sau đây có dân cư tập trung đông đúc?
A. Trồng cây hoa màu. B. Trồng cây lúa nước.
C. Khai thác khoáng sản. D. Khai thác lâm sản.
Câu 4. Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực có thể phân loại thành
A. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, trong nước. B. Vị trí địa lí, tự nhiện, kinh tế - xã hội.
C. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, ngoài nước. D. Kinh tế - xã hội, trong nước, ngoài nước.
Câu 5. Cơ cấu lãnh thổ gồm
A. toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng. B. toàn cầu và khu vực, vùng, dịch vụ.
C. công nghiệp - xây dựng, quốc gia. D. nông - lâm - ngư nghiệp, toàn cầu.
Câu 6. Lí do nào sau đây là quan trọng nhất làm cho các nước đang phát triển, đông dân coi đẩy mạnh nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu?
A. đảm bảo lương thực, thực phẩm cho con người.
B. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
C. sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
D. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất cho các ngành.
Câu 7. Đặc điểm sinh thái của cây lúa gạo là ưa khí hậu
A. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước. B. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.
C. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa. D. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.
Câu 8. Vai trò của trang trại đối với sản xuất nông nghiệp không phải là
A. phát triển cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao.
B. tạo nên vùng chuyên môn hoá và tập trung hàng hoá.
C. tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động.
D. bảo tồn xã hội và cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể.
Câu 9. Vai trò của công nghiệp đối với đời sống người dân là
A. thúc đẩy nhiều ngành phát triển. B. tạo việc làm mới, tăng thu nhập.
C. làm thay đổi phân công lao động. D. khai thác hiệu quả các tài nguyên.
Câu 10. Nguồn nước là điều kiện quan trọng cho sự phân bố các xí nghiệp của ngành
A. luyện kim đen, dệt, nhuộm. B. điện tử - tin học, tiêu dùng.
C. lọc dầu, đóng tàu, nhuộm. D. vật liệu xây dựng, tiêu dùng.
Câu 11. Nguồn năng lượng nào sau đây được xếp vào loại không cạn kiệt?
A. Than đá. B. Dầu khí. C. Sức gió. D. Củi gỗ.
Câu 12. Công nghiệp điện tử - tin học là ngành cần
A. nhiều diện tích rộng. B. nhiều kim loại, điện.
C. lao động trình độ cao. D. tài nguyên thiện nhiện.
Câu 13. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp về mặt xã hội là
A. giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động.
B. sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn lực trên lãnh thổ.
C. thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác giữa các xí nghiệp.
D. tăng cường bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.
Câu 14. Đặc điểm của khu công nghiệp tập trung là
A. gắn với đô thị vừa và lớn với nhiều hoạt động.
B. ở trong khu vực riêng không có dân cư sống.
C. chỉ tập trung sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
D. các doanh nghiệp không có liên kết, hợp tác.
Câu 15. Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến việc đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ?
A. Trình độ phát triển kinh tế. B. Quy mô và cơ cấu dân số.
C. Mức sống và thu nhập thực tế. D. Phân bố và mạng lưới dân cư.
Câu 16. Vai trò của dịch vụ đối với môi trường sống của con người là
A. thúc đẩy phát triển công nghiệp và nông nghiệp.
B. tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
C. giúp khai thác tốt hơn các tài nguyên thiện nhiện.
D. góp phần tạo ra các cảnh quan văn hoá hấp dẫn.
Câu 17. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng quyết định hàng đầu đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải?
A. Điều kiện tự nhiên. B. Các ngành sản xuất. C. Phân bố dân cư. D. Phát triển đô thị.
Câu 18. Đặc điểm chủ yếu của ngành viễn thông là
A. vận chuyển những tin tức, truyền dẫn các thông tin điện tử.
B. sử dụng phương tiện, các thiết bị có sẵn ở trong không gian.
C. liên quan trực tiếp đến các tầng khí quyển và những vệ tinh.
D. luôn có sự gặp gỡ trực tiếp giữa người tiêu dùng với nhau.
Câu 19. Vai trò của thương mại đối với đời sống người dân là
A. thay đổi thị hiếu tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng. B. thay đổi cả về số lượng và chất lượng sản xuất.
C. thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ. D. thúc đẩy hình thành các ngành chuyên môn hóa.
Câu 20. Ngân hàng là hoạt động
A. trao đổi hàng hoá giữa bên bán và bên mua. B. phân phối giá trị các sản phẩm bằng tiên tệ.
C. nhận tiền kí gửi và cung cấp các khoản vay. D. sản xuất hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng với môi trường tự nhiên?
A. Là kết quả của lao động của con người.
B. Phát triển theo các quy luật của tự nhiên.
C. Tồn tại hoàn toàn phụ thuộc con người.
D. Không có sự chăm sóc thì bị huỷ hoại.
Câu 22. Loại tài nguyên nào sau đây không thuộc nhóm tài nguyên không bị hao kiệt?
A. Năng lượng mặt trời. B. Không khí. C. Nước. D. Đất trồng.
Câu 23. Phát triển bền vững là bảo đảm cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao trong
A. môi trường sống lành mạnh. B. tình hình an ninh toàn cầu tốt.
C. nền kinh tế tăng trưởng cao. D. xã hội đảm bảo sự ổn định.
Câu 24. Đóng góp nhiều nhất vào việc phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính là các nước phát triển nhất trên thế giới về
A. công nghiệp. B. nông nghiệp. C. giao thông. D. dịch vụ.
Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây quyết định đên xuất cư và nhập cư giữa các vùng trong lãnh thổ một quốc gia?
A. Địa hình. B. Khí hậu. C. Kinh tế. D. Việc làm.
Câu 3. Dân số trên thế giới tăng lên hay giảm đi là do
A. sinh đẻ và nhập cư. B. xuất cư và tử vong.
C. sinh đẻ và tử vong. D. sinh đẻ và xuất cư.
Câu 4. Nguồn lực nào sau đây đóng vai trò là cơ sở tự nhiện của quá trình sản xuất?
A. Đất, khí hậu, dân số. B. Dân số, nước, sinh vật.
C. Sinh vật, đất, khí hậu. D. Khí hậu, thị trường, vốh.
Câu 5. Các nguồn lực nào sau đây có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn?
A. Lao động, vốn, công nghệ, chính sách. B. Lao động, dân cư, công nghệ, đất đai.
C. Chính sách, khoa học, biển, vị trí địa lí. D. Chính sách, khoa học, đất, vị trí địa lí.
Câu 6. Nhân tố ảnh hưởng làm cho sản xuất nông nghiệp có tính bấp bênh là
A. đất đai. B. nguồn nước. C. khí hậu. D. sinh vật.
Câu 7. Vai trò của ngành nuôi trồng thuỷ sản không phải là
A. cung cấp nguồn đạm động vật bổ dưỡng cho con người.
B. nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
C. tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị như tôm, cua, cá.
D. cơ sở đảm bảo an ninh lương thực bền vững của quốc gia.
Câu 8. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nào sau đây là kết quả tất yếu của kinh tế hộ gắn với sản xuất hàng hoá?
A. Trang trại nông nghiệp. B. Vùng nông nghiệp.
C. Nông trường quốc doanh. D. Hợp tác xã nông nghiệp.
Câu 9. Vai trò của công nghiệp không phải là
A. sản xuất ra khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội.
B. đóng vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
C. tạo cơ sở vững chắc cho an ninh lương thực đất nước.
D. cung cấp các tư liệu sản xuất, tạo sản phẩm tiêu dùng.
Câu 10. Vai trò của công nghiệp đối với các ngành kinh tế là
A. khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên. B. thúc đẩy sự phát triển của các ngành.
C. làm thay đổi sự phân công lao động. D. giảm chênh lệch về trình độ phát triển.
Câu 11. Vai trò của công nghiệp đối với đời sống người dân là
A. thúc đẩy nhiều ngành phát triển. B. tạo việc làm mới, tăng thu nhập.
C. làm thay đổi phân công lao động. D. khai thác hiệu quả các tài nguyên.
Câu 12. Ngành công nghiệp năng lượng gồm
A. khai thác than, khai thác dầu khí, điện lực. B. khai thác than, khai thác dầu khí, thuỷ điện,
C. khai thác than, khai thác dầu khí, nhiệt điện. D. khai thác than, khai thác dầu khí, điện gió.
Câu 13. Công nghiệp điện tử - tin học là ngành cần
A. nhiều diện tích rộng. B. nhiều kim loại, điện.
C. lao động trình độ cao. D. tài nguyên thiện nhiện.
Câu 14. Công nghiệp hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố
A. nhiên liệu, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.
B. lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.
C. năng lượng, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.
D. thiết bị, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.
Câu 15. Vai trò của dịch vụ đối với sản xuất vật chất là
A. thúc đẩy phát triển công nghiệp và nông nghiệp. B. tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
C. giúp khai thác tốt hơn các tài nguyên thiện nhiện. D. góp phần sử dụng tốt nguồn lao động trong nước.
Câu 16. Vai trò của dịch vụ đối với xã hội là______
A. thúc đẩy phát triển công nghiệp và nông nghiệp. B. tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
C. giúp khai thác tốt hơn các tài nguyên thiện nhiện. D. góp phần tạo ra các cảnh quan văn hóa hấp dẫn.
Câu 17. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng quyết định hàng đầu đến sự phat triển và phân bố giao thông vận tải?
A. Điều kiện tự nhiện. B. Các ngành sản xuất.
C. Phân bố dân cư. D. Phát triển đô thị.
Câu 18. Giao thông vận tải đường biển có nhiều ưu điểm về
A. vận tải hàng nặng trên đường dài, giá rẻ, khá an toàn.
B. tiện lợi, cơ động, phù hợp được với các kiểu địa hình.
C. tốc độ cao, có nhiều ưu việt trong vận tải hành khách.
D. vận chuyển hàng nặng, tốc độ nhanh ở địa hình phẳng.
Câu 19. Các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến ngành viễn thông là
A. phát triển sản xuất, chất lượng sống, quy mô dân số, vốn đầu tư.
B. phát triển kinh tế, chất lượng sống, khoa học công nghệ, đầu tư.
C. phát triển kinh tế, nguồn đầu tư, liên kết và hợp tác trên thế giới.
D. phát triển sản xuất, quy mô và cơ cấu dân số, quá trình đô thi hoá.
Câu 20. Tổ chức nào sau đây của thế giới hoạt động về lĩnh vực thương mại?
A. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). B. Ngân hàng Thế giới (WB).
C. Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF). D. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Câu 21. Thành phần cơ bản của môi trường gồm
A. môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội.
B. tài nguyên thiên nhiên, môi trường kinh tế - xã hội.
C. tự nhiên; quan hệ xã hội trong sản xuất, phân phối.
D. điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, xã hội.
Câu 22. Loại tài nguyên nào sau đây không khôi phục được?
A. Khoáng sản. B. Thực vật. C. Đất đai. D. Động vật.
Câu 24. Biểu hiện nào sau đây không phải của tăng trưởng xanh?
A. Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. B. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các tài nguyên.
C. Xanh hoá các lối sống và tiêu dùng bền vững. D. Khai thác lao động giá rẻ và nhiều tài nguyên.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày đặc điểm của hình thức tổ chức khu công nghiệp.
Câu 2. Nêu những định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai.
Câu 3. Nêu ảnh hưởng của nhân tố địa hình đến sự phát triển và phân bố của giao thông.
Câu 4. Hãy trình bày ảnh hưởng của nhân tố vị trí địa lí, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá đến sự phát triển và phân bố ngành du lịch.
Câu 5. Hãy trình bày vai trò của môi trường.
Câu 6. Phân tích vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người.
Câu 7. Phân biệt được khái niệm của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
MÔN TIN HỌC 10
Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
- Câu lệnh lặp for-while
- Kiểu dữ liệu danh sách và một số lệnh làm việc với danh sách
- Kiểu xâu kí tự và một số lệnh làm việc với xâu
- Hàm trong Python, Tham số của hàm
- Phạm vi của biến
- Nhận biết lỗi chương trình
- Kiểm thử gỡ lỗi
MÔN VẬT LÝ 10
MÔN HOÁ HỌC 10
STT |
Chủ đề |
Đơn vị kiến thức |
|
1 |
Chương 7 NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA – HALOGEN |
- Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA |
|
- Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide |
|||
- Chuỗi phản ứng liên quan đến ion halide. |
|||
- Phân biệt một số ion halide |
|||
- Toán hỗn hợp hai kim loại tác dụng với dd hydrochloric acid |