MÔN NGỮ VĂN
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Bài 1: Đọc văn bản:
Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát
Lúc con nằm ấm áp Lời ru là tấm chăn Trong giấc ngủ êm đềm Lời ru thành giấc mộng
Khi con vừa tỉnh giấc Thì lời ru đi chơi Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống |
Và khi con đến lớp Lời ru ở cổng trường Lời ru thành ngọn cỏ Đón bước bàn chân con
Mai rồi con lớn khôn Trên đường xa nắng gắt Lời ru là bóng mát Lúc con lên núi thẳm Lời ru cũng gập ghềnh Khi con ra biển rộng Lời ru thành mênh mông. (Lời ru của mẹ - Thơ Xuân Quỳnh, NXB Đồng Nai, 1997) |
Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào.
Câu 2. Theo văn bản, khi con khôn lớn trên đường xa, lên núi thẳm, ra biển rộng lời ru được gắn với điều gì?
Câu 3. Anh/chị hãy nêu cảm nhận hai câu thơ sau:
Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn
Câu 4. Anh/chị hãy nêu hiệu quả phép điệp ngữ trong câu thơ sau:
Và khi con đến lớp
Lời ru ở cổng trường
Lời ru thành ngọn cỏ
Đón bước bàn chân con
Câu 5. Từ văn bản trên, anh/chị hãy nêu ý nghĩa của lời ru của mẹ đối với mỗi chúng ta? Vì sao? (viết khoảng 5-7 dòng).
Bài 2: Đọc đoạn văn bản sau:
HÀNG XÓM
( Điền Đông)
Một phố nhỏ trong một thị trấn nhỏ, có bốn gia đình cùng sống trong một khu tập thể nhỏ. Bốn nhà Trương, Vương, Lý, Triệu đều là bốn nhà hết sức phổ thông, hết sức bình thường, không có gì đặc biệt, đều là láng giềng tốt. Khu tập thể nhỏ đó thật bình lặng.
Đột nhiên gần đây có chuyện...
Mấy con người trong cái khu tập thể nhỏ bé này, dù nửa đêm có nằm mơ cũng mơ không thấy cái chuyện giữa đám người hết sức phổ thông, hết sức bình thường như họ lại nẩy nòi một anh chàng làm họ ngứa mắt, dám làm cái việc kinh thiên động địa viết ra hẳn một tập kịch bản điện ảnh.
Cái khu tập thể nhỏ bé kinh động như là bị nổ bom: Anh ta viết kịch bản điện ảnh! Trời ơi là trời, chị thử nghĩ xem, người viết kịch bản điện ảnh ít nhất cũng phải ở thành phố lớn, ở nhà cao cửa rộng, ít nhất cũng phải có cái gì đó khác với mọi người... Đằng này lại là cái anh chàng họ Triệu, ở trong cái khu tập thể nhỏ bé, ở cái thị trấn nhỏ bé này!
Anh họ Triệu làm nghề chiếu bóng. Anh ta chẳng qua chỉ là một nhân viên chiếu bóng. Cao không đến một mét sáu mươi. Người trong khu tập thể chưa bao giờ thấy anh ta đi giày da, càng không thấy anh ta mang kính. Cả ngày không nói được một câu ra hồn, đi đứng chẳng có tư thế. Thế mà anh ta viết kịch bản điện ảnh! Có thật là anh ta không?
Vâng đúng là anh ta. Chị không tin cũng không được. Xưởng phim đã có thư cho anh ta. Mấy ngày nay tên anh ta đuợc nhắc đến khắp thị trấn. Cái hôm anh ta nhận đuợc thư, chính mặt vợ nhà Vương nhìn thấy những chữ đó trên bì thư.
Mọi người trong khu tập thể kinh ngạc và bàn tán không ngừng. Thử nghĩ xem, bọn họ hàng ngày cùng ở một khu nhà, cùng ăn cơm như nhau, cùng nói giống nhau, cùng đi làm, cùng ra cổng, vào cổng... Vậy mà anh ta lặng lẽ đột ngột tách ra... Hơn nữa còn nghe nói, viết một tập kịch bản có thể được mấy vạn đồng.
Mọi người đều lè lưỡi, không biết sao, trống ngực còn có cái gì đó tấm tức như có con sâu con bọ chui vào!
Đặc biệt là đám đàn bà, các mụ vợ của các ông Trương, Vương, Lý. Các mụ sau hồi kinh ngạc, liền nghĩ đến mình, không nhịn được cũng buồn rầu nói: - Con mụ vợ lão Triệu sao tốt số thế, coi như kiếm được chồng đáng tấm chồng!
Hãy còn một câu thật khó thốt ra miệng, ấy là tự tiếc cho mình, sao không kiếm được người chồng như tay Triệu. Hãy coi vợ tay Triệu, chân tay lóng ngóng, mặt mới tối làm sao, lại văn hóa thấp, mùa hè thì bán kem, mùa đông bạn ngô nướng... Mụ ấy mà xứng với lão ấy à?
(…)
Càng bàn tán ba bà vợ càng tức khí, càng tâm đầu ý hợp, xem ra chưa bao giờ như thế. Cái cặp nhà Triệu, chồng cũng như vợ sao khó coi thế! Sao chúng mình lại có thể cùng sống với loại người ấy trong một khu tập thể nhỉ? Thật tức muốn chết...
Thế là từ đó gia đình nhà Triệu sống trong khu tập thể như sống trên đảo hoang. Hai vợ chồng nghĩ nát nước cũng không hiểu nổi vì sao bị láng giềng ghét bỏ.
Vợ chồng nhà Triệu lủi thủi sống như thế hơn một tháng, cũng có thế là ba, bốn tháng. Đột nhiên một hôm, nhân viên bưu điện đứng ở cổng réo to tên nhà Triệu, một tay giơ cao gói bưu phẩm lớn.
Đó là một phong thư to hiếm thấy, ngay lập tức thu hút con mắt của mọi người trong khu tập thể (nói chính xác ra thì đó là con mắt của ba bà vợ). Lúc đó nhà Triệu không có ai. Ba bà vợ đều thò cổ ra nhìn, không hẹn mà cùng nhau bước ra phía cổng.
Bì thư lớn tất nhiên lọt vào tay ba bà.
Ái dà! Xưởng phim đấy. Ba người phụ nữ giật thót mình. Trời ơi, to dày thế này, chắc là mấy chục vạn đồng gửi cho tay Triệu đây?
Ba cặp mắt nhìn chăm chăm vào chiếc phong bì lớn, hồi hộp đến nghẹt thở.
Bỗng có một phát hiện lớn: Lạ quá, sao miếng bì thư lại không dán kín, chỉ đóng có hai chiếc đinh ghim.
- Đưa cho lão ta xem xem! Vợ Trương hấp tấp nói.
- Khoan đã, để tôi đóng cổng cái đã! Vợ Vương quả là người có mưu.
Vợ Lý cắn chặt môi vì lo lắng.
Ba người cẩn thận mở chiếc bì thư. Ôi trời ơi là trời, cứ ngỡ là tiền hay là cái thứ gì gì đó. hóa ra là Bản thảo trả lại! À há, trả lại rồi, làm mãi, thế là coi như thất bại.
- Thật là trò cười! Bộ anh ta không thất bại mà thành công được sao? Tôi đã biết từ lâu, anh ta không làm được mà. Gà mà đòi bay như chim.
Ba người đàn bà cùng hoa tay múa chân cười lớn. Mấy tháng nay, nơm nớp lo, mặt buồn rười rượi, giờ cười cho sướng.
Kể cũng lạ, từ ngày đó trở đi, nom vợ chồng nhà Triệu ai cũng thấy thuận mắt cả, chả có chỗ nào dị dạng.
Và chả lâu la gì, khu tập thể có bốn hộ lại sống với nhau thân thiện như trước, ngày tháng lại bình lặng trôi đi.
(Dẫn theo Sach.info, 100 truyện ngắn hay Trung Quốc - HÀ PHẠM PHÚ dịch)
Câu 1. Xác định thể loại cho văn bản.
Câu 2. Tác phẩm được nhìn qua điểm nhìn nào?
Câu 3. Hãy tìm ra các sự kiện chính cho câu chuyện.
Câu 4. Theo anh/chị văn bản hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện hay cách kể chuyện? Vì sao?
Câu 5. Thông điệp nào được gợi ra từ văn bản có ý nghĩa tích cực với bản thân anh/chị? Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 -12 dòng) trình bày về thông điệp này.
Bài 3: Đọc đoạn văn bản sau:
NGƯỜI CHA ĐƯA CƠM HỘP
(Triệu Kiến Văn)
Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến. Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
Đồng nghiệp ăn thử cơm cha nấu, khen rất ngon. Nhưng nó cảm thấy trong lời khen ấy, có chút gì như khinh thường. Đúng vậy, khinh thường. Một người cha chỉ biết nấu cơm, chỉ biết chịu khổ chịu cực không biết cách hưởng thụ cuộc sống. Phải chăng mẹ đã bỏ nó từ khi còn bé tí để theo một người đàn ông khác vì một người cha không có tiền đồ như vậy? Mẹ có thể tìm lại được cho mình một người chồng mới, nhưng nó thì không thể tìm lại cho mình một người cha mới được.
Hai giờ chiều. Cha vẫn chưa đến. Không biết làm gì mà cả ngày rảnh rỗi, chỉ là nấu ít cơm, gần đây nấu cũng linh tinh nữa. Hôm qua không có thịt, hôm kia một giờ chiều mới mang đến. Hôm kìa quên cả cho muối. Đợi suốt cả buổi chiều cha vẫn chưa đến. Bảy giờ tối, có cuộc điện thoại từ sở cảnh sát gọi tới: “Bố anh đang ở chỗ chúng tôi. Ông ấy lạc đường, mời anh đến đón về”
Lạc đường? Cha làm sao mà lạc đường được? Vừa đến sở cảnh sát, nhìn thấy cha vẫn cầm hộp cơm. Thấy nó đến, cha vội đưa tới cho nó: “Ăn cơm đi”. Cha đang làm gì vậy? Một hộp cơm cầm đến tận bây giờ, lại cầm đến đây? Nó đang muốn phát điên, thì người cảnh sát nói: “Có người phát hiện ông lão này mồ hôi nhễ nhại cứ đi đi lại lại, hỏi ông ấy đi đâu, ông ấy nói không nhớ, hỏi nhà ở đâu, tên gì, cũng không nhớ, thế là gọi điện cho chúng tôi, may mà chúng tôi đã tìm thấy danh thiếp của anh trên người ông cụ. Cha anh mắc chứng bệnh đãng trí tuổi già, phải trông coi ông cụ, đừng để ông ấy đi mất”. Cha đã bị mắc bệnh đãng trí tuổi già?
Giờ nó mới biết, để đưa cơm hộp cho nó, cha đã đi suốt cả buổi chiều trên con đường đó. Cái bệnh đãng trí tuổi già đã làm cha quên mất mình cần đi đâu, nhà mình ở đâu, mình là ai. Nhưng vẫn đinh ninh nhớ đến con trai, nhớ phải mang cơm hộp đến cho con trai. Cha bị đói suốt cả buổi chiều mà vẫn giữ nguyên hộp cơm. Hộp cơm đã nguội ngơ nguội ngắt, đưa ra trước mặt nó. Một người đàn ông đã trưởng thành như nó, cuối cùng đã không kiềm chế được òa lên khóc.
(Theo Tạp chí Đời sống đương đại, ngày 15-9-2011)
Câu 1. Xác định thể loại cho văn bản.
Câu 2. Tác phẩm được nhìn qua điểm nhìn nào?
Câu 3. Hãy tìm ra các sự kiện chính cho câu chuyện.
Câu 4. Theo anh/chị văn bản hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện hay cách kể chuyện? Vì sao?
Câu 5. Thông điệp nào được gợi ra từ văn bản có ý nghĩa tích cực với bản thân anh/chị? Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 -12 dòng) trình bày về thông điệp này.
Bài 4: Đọc đoạn văn bản sau:
ĐIỆN THOẠI NỬA ĐÊM
(Triệu Kiến Văn)
Nửa đêm. Chuông điện thoại chợt reo. Ai mà lại gọi vào giữa đêm hôm khuya khoắt thế này? Nó tức giận cầm ống nghe.
Đêm tĩnh mịch bỗng bị âm thanh ào ào trong điện thoại đánh vỡ tan, không rõ là âm thanh gì. Có một tiếng thoát ra từ ống nghe, là tiếng mẹ, hơi chút run run: “Các con ở đỏ bình yên chứ? Các cháu tan học có về nhà không? ”
“Chúng con bình thường, các cháu vẫn ngoan”. Nó hỏi lại “Có vấn đề gì vậy?”
Bố bình tĩnh nói: “Chỗ bố mẹ mưa bão - không có gì, bình yên là được rồi”
Nó cười sằng sặc: “Bố, mẹ, bố mẹ cũng thật là. Ở đây là đất Mỹ, cách hàng vạn dặm, khí hậu làm sao mà giống nhau?”
Bố gác ống nghe, nó lẩm nhẩm tính: Bây giờ đang là hơn 4 giờ chiều ở Trung Quốc, cũng là giờ trẻ con tan học. Thảo nào bố mẹ hỏi tới bọn trẻ con. Bố mẹ ở nông thôn không biết chênh lệch múi giờ, họ cứ nghĩ giống như ở quê vậy.
Nó lại chợp mắt một chút, sau đó bắt đầu một ngày mới bận rộn. Mới nhập cư tới đây, bao nhiêu việc phải lo, hai vợ chồng nó bận tới mức chả có thời gian mà thở nữa. Đến ngày thứ ba nó xem ti vi bỗng thấy một tin thời sự: Một vùng của Trung Quốc bị mưa bão lũ cuốn, có đến một nửa vùng bị chìm ngập. Nó nhảy dựng trên ghế sofa – đó chính là làng nó.
Nó gọi điện thoại về nhà. Gọi không được. Gọi cho họ hàng, vẫn không được....Gọi suốt 1 tiếng đồng hồ, gọi mãi cuối cùng mới liên lạc được với một người bạn trong thành phố. Người bạn nói: Tình hình rất nguy cấp, giao thông trì trệ, thông tin đứt đoạn, mất điện, mất nước....May mà mưa bão đến giữa ban ngày, mọi người kịp thời ẩn tránh, mới không xảy ra thương vong lớn về người. Hỏi kỹ ra thì lũ cuốn đến đúng 4 giờ chiều ba ngày hôm trước. Nó bần thần một lúc, chính lúc đó nhận được điện thoại của bố mẹ, nhưng họ một chữ cũng không nói.
Nó bỗng nhớ ra cái âm thanh ào ào trong điện thoại. Giờ mới hiểu đó là tiếng lũ cuốn!
Bố mẹ đang lúc hiểm nguy, nhớ đến sự bình yên của con cái. Chao ôi! Bố mẹ đang gặp bão táp ầm ầm, vậy mà nửa lời cũng không cho nó biết.
(Theo Tạp chí Đời sống đương đại, ngày 15-9-2011)
Câu 1 . Xác định thể loại cho văn bản.
Câu 2. Tác phẩm được nhìn qua điểm nhìn nào?
Câu 3. Hãy tìm ra các sự kiện chính cho câu chuyện.
Câu 4. Theo anh/chị văn bản hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện hay cách kể chuyện? Vì sao?
Câu 5. Thông điệp nào được gợi ra từ văn bản có ý nghĩa tích cực với bản thân anh/chị? Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 -12 dòng) trình bày về thông điệp này.
Bài 5: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:
Cỏ dại quen nắng mưa Làm sao mà giết được Tới mùa nước dâng Cỏ thường ngập trước Sau ngày nước rút Cỏ mọc đầu tiên
Câu thơ nào trong ý nghĩ vụt lên Khi tôi bước giữa một rừng cỏ dại Không nhà cửa. Không bóng cây. Tìm lối Cứ cường hào rẽ cỏ mà đi
Người dân quân tì súng lắng nghe Bài hát nói về khu vườn đầy trái Anh bỗng nghĩ đến một vùng cỏ dại Nỗi nhớ đầu anh nhớ quê anh |
[…] Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa Gần gũi nhất vẫn là cây lúa Trưa nắng khát ước về vườn quả Lúc xa nhà nhớ một dáng mây Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây Một làn khói, một mùi hương trong gió…
Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ Mọc vô tình trên lối ta đi Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có. (Trích Cỏ dại – Xuân Quỳnh)
|
Câu 1. Hãy cho biết cách gieo vần trong bài thơ trên?
Câu 2. Hãy cho biết nhân vật trữ tình và hình tượng xuyên suốt của bài thơ?
Câu 3. Chỉ ra một hình ảnh tượng trưng trong bài thơ và nêu ý nghĩa?
Câu 4. Hãy nhận xét tình cảm của người chiến sĩ đối với quê hương?
Câu 5 . Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn thơ sau: (viết khoảng 8 dòng)
“Cỏ dại quen nắng mưa
Làm sao mà giết được
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên”
Bài 6: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
ÁO TRẮNG Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong, Hôm xưa em đến, mắt như lòng Nở bừng ánh sáng. Em đi đến, Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng.
Em đẹp bàn tay ngón ngón thon; Em duyên đôi má nắng hoe tròn. Em lùa gió biếc vào trong tóc Thổi lại phòng anh cả núi non.
|
Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời; Hồn em anh thở ở trong hơi. Nắng thơ dệt sáng trên tà áo, Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.
Đôi lứa thần tiên suốt một ngày, Em ban hạnh phúc chứa đầy tay. Dịu dàng áo trắng trong như suối, Toả phất đôi hồn cánh mộng bay. (Huy Cận, Tập Lửa thiêng, Nxb Hội Nhà Văn, 2002, tr. 28) |
Câu 1. Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ trên.
Câu 2. Chỉ ra hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng trong bài thơ.
Câu 3. Những dòng thơ sau đây, thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?
Đôi lứa thần tiên suốt một ngày
Em ban hạnh phúc chứa đầy tay.
Dịu dàng áo trắng trong như suối
Toả phất đôi hồn cánh mộng bay.
Câu 4. Phân tích tác dụng của phép lặp cấu trúc ở hai câu thơ sau:
Em đẹp bàn tay ngón ngón thon;
Em duyên đôi má nắng hoe tròn.
Câu 5 (1,5 điểm). Viết đoạn văn ngắn (6 – 8 dòng) trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về tình yêu tuổi học trò?
II. PHẦN VIẾT
Bài 1: Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận nêu đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản trên, từ đó thấy được yếu tố tượng trưng trong bài thơ Lời ru của mẹ- Xuân Quỳnh.
Bài 2: Viết bài văn thuyết minh có sự kết hợp linh hoạt một số yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự và nghị luận để giới thiệu về một tác giả văn học mà mình yêu thích.
Bài 3: Viết bài văn thuyết minh có sự kết hợp linh hoạt một số yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự và nghị luận để giới thiệu về thành phố mà em đang sinh sống.
Bài 4: Viết bài văn thuyết minh có sự kết hợp linh hoạt một số yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự và nghị luận để giới thiệu về một cuốn sách hoặc một bộ phim mà mình yêu thích.
Bài 5:
“Sự tàn phá của con người dẫn đến hậu quả nặng nề. Vì thế, tôi muốn chủ thể bức tranh là đứa trẻ với gương mặt, tâm hồn trong sáng, đại diện cho thế hệ tương lai, với mong cầu một thế giới phát triển bền vững".
(Theo https://vnexpress.net/tranh-mau-nuoc-nhu-that-cua-hoa-si-9x-4699575.html)
Từ lời chia sẻ của hoạ sĩ Bá Thanh khi nói về ý nghĩa của bức hoạ “Hy vọng”- bức tranh đạt giải khuyến khích Cuộc thi và Triển lãm mỹ thuật Việt Nam năm 2023, anh/ chị hãy viết văn bản nghị luận (khoảng 500 chữ) về ý nghĩa của hy vọng
Bài 6: Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Áo trắng (Huy Cận).
GỢI Ý
BÀI 1
Phần |
Câu |
Nội dung |
I. ĐỌC |
1 |
- Thể thơ: thơ 5 chữ |
2 |
- Khi con lớn lời ru được gắn liền lời ru là bóng mát, lời ru cũng gập ghềnh, lời ru thành mênh mông |
|
3 |
- Gợi ý: + Khi con nằm ngủ lời ru của mẹ là một sự ấm áp ôm lấy con, là một chiếc chăn ấm cuốn tròn trong vòng tay của mẹ. + Giúp thể hiện tình yêu thương của mẹ dành cho con của mình qua nhưng lời ru ấm áp, dịu hiền đưa con vào những giấc mơ êm đềm, bình yên. |
|
4 |
- Biện pháp tu từ: Điệp ngữ: “Lời ru” - Tác dụng + Tạo âm hưởng, nhịp điệu cho câu thơ + Nhấn mạnh sự yêu thương và chăm sóc của mẹ đối với con, lời ru còn là hành trình tiếp bước cho con đến trường bằng niềm vui, hạnh phúc. |
|
5 |
- Học viên chia sẻ ý nghĩa lời ru của mẹ với bản thân mỗi chúng ta qua bài thơ trên. - Gợi ý: + Lời ru là những kỉ niệm tuổi thơ được mẹ âu yếm, vỗ về + Là tình yêu thương, che chở của mẹ dành cho con + Hiểu được sự vất vả của mẹ dành cho con những hi sinh thầm lặng của mẹ để con có một cuộc sống hạnh phúc, vui tươi. + Là nghị lực để ta vượt qua những khó khăn gian khổ trong cuộc sống |
BÀI 2
Câu I |
|
1 |
Thể loại: Truyện ngắn. |
2 |
Điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri. |
3 |
Các sự kiện chính của văn bản: - Bốn gia đình Trương, Vương, Lý Triệu chung sống bình yên trong một phố nhỏ. - Cuộc sống của họ hết bình yên khi gia đình Triệu viết kịch bản điện ảnh và được được xưởng phim gửi thư cho. - Từ đó, ba gia đình kia xì xầm bàn tán, ghét bỏ gia đình Triệu, không thèm giao tiếp với vợ chồng nhà Triệu. - Một hôm có bì thư thật dày của xưởng phim gửi đến gia đình Triệu, ba bà vợ của ba gia đình kia bóc trộm thư ra xem thì biết đây là bản thảo kịch bản phim bị trả lại. - Từ đó, bốn gia đình họ lại sống bình yên, vui vẻ như trước. |
4
|
Học viên được quyền trình bày ý kiến cá nhân. Miễn là nêu được lý do hợp lý gắn với văn bản. |
5 |
Viết đoạn văn nêu rõ: - Tên của thông điệp có ý nghĩa tích cực với bản thân. - Nêu rõ các lý do để làm rõ cho thông điệp này. |
BÀI 3
Câu I |
|
1 |
Thể loại: Truyện ngắn. |
2 |
Điểm nhìn ngôi thứ ba hạn tri. |
3 |
Các sự kiện chính của văn bản: - Đã một giờ chiều mà bố vẫn chưa mang cơm đến cho nó ăn. - Hai giờ chiều, bố nó vẫn chưa đem cơm đến xưởng. Nó nghiệm thấy dạo gần đây bố nó hay quên cái này cái kia thì nấu cơm. - Bảy giờ tối, cảnh sát gọi nó đến đồn vì lý do bố nó đi lạc. Nó muốn nổi điên với bố. - Khi đó, nó mới biết bố nó bị mắc chứng đãng trí tuổi già, cần được chăm sóc kỹ lưỡng. - Nó oà khóc vì cảm động trước việc bố đi loanh quanh cả buổi chiều kiếm nó đưa cơm và hộp cơm bố vẫn giữ trên tay từ trưa đến giờ dù ông ấy rất đói mà vẫn không nỡ ăn. |
4
|
Học viên được quyền trình bày ý kiến cá nhân. Miễn là nêu được lý do hợp lý gắn với văn bản. Ví dụ: Văn bản hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện. Vì cốt truyện tuy đơn giản nhưng đã cho thấy được cách cư xử của nhiều người trẻ chúng ta đối với bố của mình: thờ ơ, không quan tâm đến cuộc sống của bố, hay cáu giận, nổi điên với bố… Từ đó, văn bản có sức cảnh tỉnh mạnh mẽ đến mỗi người: Hãy quan tâm đến bố của mình nhiều hơn, đừng vô tâm hay cáu giận với bố để sau này hối hận. |
5 |
Viết đoạn văn nêu rõ: - Tên của thông điệp có ý nghĩa tích cực với bản thân. Ví dụ: Quan tâm đến sức khoẻ của bố mẹ, chăm sóc họ chu đáo. - Nêu rõ các lý do để làm rõ cho thông điệp này. |
BÀI 4
Câu I |
|
1 |
Thể loại: Truyện ngắn. |
2 |
Điểm nhìn ngôi thứ ba hạn tri. |
3 |
Các sự kiện chính của văn bản: - Nửa đêm, nó ở Mỹ nhận được điện thoại của bố mẹ gọi đến từ quê nhà. Bố mẹ hỏi thăm“Các con ở đỏ bình yên chứ? Các cháu tan học có về nhà không? ” chứ ở quê nhà đang bị mưa bão. - Phản ứng của nó thật vô tâm khi cười sằng sặc mà trả lời “Bố, mẹ, bố mẹ cũng thật là. Ở đây là đất Mỹ, cách hàng vạn dặm, khí hậu làm sao mà giống nhau?” - Đến ngày thứ ba nó xem ti vi mới biết: làng nó bị mưa bão lũ cuốn, có đến một nửa vùng bị chìm ngập; và cảnh bão lũ diễn ra đúng lúc bố mẹ nó gọi điện cho nó. - Nó vội vàng gọi điện thoại về nhà cho bố mẹ và người làng nhưng mãi không liên lạc được. Mãi sau, nó mới gọi được cho một người bạn ở thành phố và được biết bố mẹ nó bình an. Lúc này, nó rất day dứt. |
4
|
Học viên được quyền trình bày ý kiến cá nhân. Miễn là nêu được lý do hợp lý gắn với văn bản. Ví dụ: Văn bản hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện. Vì cốt truyện tuy đơn giản nhưng đã cho thấy được cách cư xử của nhiều người trẻ chúng ta đối với cha mẹ: thờ ơ, không quan tâm đến cuộc sống của họ, phớt lờ sự chia sẻ, không muốn nghe điện thoại khi cha mẹ gọi… Từ đó, văn bản có sức cảnh tỉnh mỗi người: Hãy quan tâm đến cha mẹ nhiều hơn, đừng vô tâm để sau này hối hận. |
5 |
Viết đoạn văn nêu rõ: - Tên của thông điệp có ý nghĩa tích cực với bản thân. Ví dụ: Thường xuyên tâm sự cùng cha mẹ để cảm nhận được tình yêu thương ấm áp. - Nêu rõ các lý do để làm rõ cho thông điệp này. |
BÀI 5
Câu |
Nội dung |
I |
ĐỌC HIỂU |
1 |
Gieo vần tự do, số tiếng trong các câu không giống nhau, số câu thơ không hạn định |
2 |
Nhân vật trữ tình là anh- người trực tiếp bộc lộ cảm xúc trong bài thơ Hình tượng xuyên suốt bài thơ: “cỏ dại” |
3 |
Hình ảnh tượng trưng là “cỏ dại”. Hình ảnh này có ý nghĩa: Cỏ dại bình dị, cho dù có tàn phá đến đâu cũng không tiêu diệt hết đã trở thành hình ảnh biểu tượng có sức sống mãnh liệt; biểu tượng cho giá trị lớn lao của những điều bình thường, nhỏ bé. |
|
|
4 |
Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình về quê hương, về cây cỏ, những sự vật bình dị nơi quê nhà; niềm rưng rức xúc động khi quê hương bị tàn phá trong bom đạn kẻ thù; yêu quê hương anh ra đi với cây súng trên vai, mối thù trong lòng. Nhận xét: những tình cảm, cảm xúc đó thể hiện tình yêu quê hương da diết, mãnh liệt của nhân vật trữ tình |
5 |
Sức sống mãnh liệt sẽ chiến thắng nghịch cảnh (hình ảnh nắng mưa, nước dâng, ngâp nước là nghịch cảnh; hình ảnh “cỏ mọc đầu tiên” tương trưng cho sức sống mãnh liệt) |
BÀI 6
Câu |
Nội dung |
I |
ĐỌC HIỂU |
1 |
Chủ thể trữ tình của bài thơ trên là: Nhân vật “anh” |
2 |
Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng trong bài thơ: Áo trắng |
3 |
Nhà thơ cảm thấy hạnh phúc, vui mừng, mơ mộng, say đắm trong vị ngọt của tình yêu trong sáng. |
|
|
4 |
- Giúp câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm, nhịp nhàng, cân đối. - Nhấn mạnh được nét duyên dáng, trẻ trung, trong trẻo, đáng yêu của cô gái |
5 |
Học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lý giải hợp lý, thuyết phục. Có thể theo gợi ý sau: - Tình yêu tuổi học trò là một tình yêu đẹp đáng trân quý, nếu đó là tình yêu trong sáng, tươi đẹp, tạo niềm vui và động lực trong học tập, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Tuy nhiên, nếu nó vượt quá giới hạn, chi phối tiêu cực đến tâm trí, gây ảnh hưởng đến học tập thì nên cân nhắc thật cẩn thận. |
BÀI 1:.
* Mở đầu vấn đề:
- Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, thể loại…
- Nêu khái quát giá trị đặc sắc của tác phẩm
* Triển khai vấn đề
- Giá trị nội dung đặc sắc: Qua hình ảnh lời ru, nhà thơ đã khắc họa chân thực và xúc động vẻ đẹp của tình mẫu tử: yêu thương, hi sinh tất cả vì con, mong mỏi con bình yên, hạnh phúc và thành công
+ Mẹ ấp ủ yêu thương trong những tháng ngày hoài thai và chào đón con ra đời bằng lời ru ngọt ngào, ấm áp.
+ Mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng hình hài và bồi đắp tâm hồn, trí tuệ của con trong những tháng ngày tuổi thơ.
HV lấy thơ phân tích+ dẫn chứng
- Một số nét đặc sắc về nghệ thuật: sử dụng thể thơ năm chữ; giọng điệu tha thiết, trìu mến; lời thơ tự nhiên, giàu tính biểu cảm; hình ảnh thơ giản dị, gần gũi; nghệ thuật ẩn dụ, điệp từ, so sánh ...
- Đánh giá chung: Đoạn thơ là những suy tư, trải nghiệm sâu lắng về tình mẫu tử, gợi lên những niềm rung động sâu sắc trong lòng tác giả, cũng như người đọc về sự hi sinh của người mẹ.
* Kết thúc vấn đề: Khẳng định ý kiến về giá trị của tác phẩm
BÀI 2:
- Dẫn dắt và định hướng vấn đề cần thuyết minh: tên một tác giả văn học cụ thể.
- Các ý chính cần thuyết minh:
+ Hoàn cảnh xuất thân, quê hương, thời đại.
+ Đặc điểm cuộc đời.
+ Những tài năng và thành tựu nổi trội.
+ Đặc điểm trong sáng tác văn học.
+ Những cống hiến, đóng góp cho nền văn học nước nhà, lịch sử dân tộc, xã hội.
+ Tầm ảnh hưởng với các thế hệ đương thời, thế hệ sau.
+ Ý nghĩa, giá trị chung về sự nghiệp văn học của tác giả…
- Cảm xúc, ấn tượng sâu sắc của bản thân về tác giả.
* Lưu ý: linh động kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận vào bài thuyết minh để tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn cho bài làm.
BÀI 3:
- Dẫn dắt và định hướng vấn đề cần thuyết minh: giới thiệu về tỉnh/thành phố Hồ Chí Minh hay một tỉnh/thành phố khác (nơi em đang sinh sống).
- Các ý chính cần thuyết minh:
+ Vị trí địa lý của tỉnh/thành phố.
+ Các đặc điểm về kinh tế, xã hội của tỉnh/thành phố.
+ Cuộc sống người dân và cuộc sống gia đình em tại tỉnh/thành phố đó.
+ Những vẻ đẹp đặc trưng của tỉnh/thành phố.
+ Sức hấp dẫn, điểm nổi bật cua tỉnh/thành phố.
+ Ý nghĩa, giá trị của tỉnh/thành phố đối với em và người dân địa phương.
- Cảm xúc, ấn tượng sâu sắc của bản thân về sách hoặc phim.
* Lưu ý: linh động kết hợp một hay nhiều yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận vào bài thuyết minh để tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn cho bài làm.
BÀI 4:
- Dẫn dắt và định hướng vấn đề cần thuyết minh: tên một cuốn sách hoặc một bộ phim cụ thể (kèm theo tên tác giả).
- Các ý chính cần thuyết minh:
+ Năm xuất bản của sách hoặc năm bộ phim được hoàn thành.
+ Bố cục, cấu trúc của sách hoặc phim: gồm bao nhiêu phần, chương, tập?
+ Tóm tắt nội dung sách hoặc phim.
+ Những điểm đáng chú ý, nổi bật về nội dung, nghệ thuật của sách hoặc phim?
+ Thành công của sách hoặc phim nằm ở điểm nào?
+ Sự đón nhận, phản hồi của độc giả, khán giả đối với sách hoặc phim?
+ Tầm ảnh hưởng của sách hoặc phim đối với công chúng.
+ Ý nghĩa, giá trị nổi bật của sách hoặc phim với cuộc sống, xã hội…
- Cảm xúc, ấn tượng sâu sắc của bản thân về sách hoặc phim.
* Lưu ý: linh động kết hợp một hay nhiều yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận vào bài thuyết minh để tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn cho bài làm.
BÀI 5:
1.Mở bài
Giới thiệu bức tranh và dẫn dắt vấn đề xã hội được gợi ra từ bức tranh
2. Thân bài
Nêu khái quát nội dung bức tranh và đưa ra vấn đề nghị luận
* Giải thích
Hy vọng: không chỉ là lời hứa hẹn về tương lai mà còn là nguồn động lục và sức mạnh tinh thần; là sự chờ đợi kì vọng về việc một điều gì đó sẽ diễn ra, mang đến kết quả như bản thân mong đợi.
=>lời dẫn của họa sĩ khi nói về bức họa (thế giới phát triển bền vững, không còn sự tàn phá môi trường của con người gây hậu quả nặng nề)
* Bàn luận
- Khẳng định tính đúng đắn, sâu sắc của thông điệp gợi ra từ bức tranh
- Lí giải:
+Hi vọng sẽ mang đến sức mạnh
+Hi vọng sẽ tạo ra và lan tỏa sự lạc quan về cuộc sống
+Hi vọng sẽ định hướng con người và xã hội đến tương lai tốt đẹp
+…
Dẫn chứng:
* Phê phán
* Đánh giá về mặt giá trị và thông điệp của bức tranh
BÀI 6:
Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và yêu cầu đề
- Tác giả Huy Cận
- Tác phẩm Áo trắng là một trong những bài thơ hay nhất viết về tình yêu của Huy Cận nói riêng và của phong trào Thơ Mới nói chung.
- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
* Phân tích, đánh giá giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Giá trị về nội dung:
+ Tình yêu trong bài thơ được Huy Cận cảm nhận là niềm hạnh phúc, là tình yêu của anh và em lãng mạn say đắm
+ Bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương, hoài niệm của tác giả về những kỷ niệm tình cảm đẹp đẽ của tuổi thần tiên. Hình ảnh tà áo trắng được tác giả sử dụng xuyên suốt bài thơ
+ Những tháng năm đẹp đẽ của tuổi học trò, những tháng ngày vô lo, vô nghĩ của tuổi thần tiên, là những kỷ niệm đẹp đẽ, một phần thanh xuân đáng nhớ
- Giá trị nghệ thuật:
+ Hình ảnh “áo trắng” xuất hiện xuyên suốt bài thơ, là hình ảnh trung tâm, góp phần làm nổi bật lên vẻ đẹp tinh khôi trong trẻo
+ Xây dựng nhân vật trữ tình “anh” và “em” thể hiện quan điểm mới mẻ trong phong trào thơ mới
+ Giọng điệu nhẹ nhàng cùng với các hình ảnh gần gũi, hồn nhiên tươi sáng. Các biện pháp: tượng trưng, lặp cấu trúc, điệp từ, so sánh…được sử dụng một cách linh hoạt.
* Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về bài thơ:
- Nội dung đơn giản, ngôn ngữ giản dị trong sáng thế nhưng chính cái đơn giản ấy lại khơi dậy trong lòng người đọc những cảm xúc khó phai. Bài thơ thể hiện một cách sâu sắc nỗi nhớ thương, hoài niệm của tác giả về những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thần tiên.
- Xây dựng các giá trị nghệ thuật đơn giản, dễ hiểu nhưng không tầm thường, bài thơ “áo trắng” đã để lại những ấn tượng sâu sắc, thể hiện nỗi nhớ thương hoài niệm về tình cảm tươi đẹp tuổi học trò.
* Khẳng định lại một cách khái quát về ý nghĩa, giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Tình yêu tuổi học trò là một chủ đề khá quen thuộc trong thơ ca hiện đại. Tình yêu tuổi học trò trong “Áo trắng” của Huy Cận vừa mang những vẻ đẹp chung, vừa có những nét độc đáo, gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
- Qua bài thơ, qua những hình ảnh tươi sáng, rực rỡ và đầy thơ mộng, tình yêu tuổi học trò hiện lên thật lung linh, thật say đắm nhưng vẫn thật hồn nhiên, trong sáng.
MÔN LỊCH SỬ
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của quốc gia nào sau đây?
A. Nam Phi. B. Đan Mạch. C. Việt Nam. D. Thụy Điển.
Câu 2. Khu vực Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km2 thuộc vùng biển
A. Thái Bình Dương. B. Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương. D. Bắc Băng Dương.
Câu 3. Vùng biển nào sau đây là tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương?
A. Biển Na Uy. B. Biển Đông. C. Biển Đỏ D. Biển Đen.
Câu 4. Các quốc gia Đông Nam Á ven biển đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ
A. Biển Đông. B. Biển Đỏ. C. Biển Đen. D. Biển Hồ.
Câu 5. Quần đảo nào sau đây thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở trung tâm của Biển Đông?
A. Quần đảo Mã Lai. B. Quần đảo Bắc Cực.
C. Quần đảo Thế giới. D. Quần đảo Trường Sa.
Câu 6. Ở Việt Nam, tỉnh nào sau đây của có đường bờ biển tiếp giáp với Biển Đông?
A. Đồng Tháp. B. Bắc Giang. C. Kiên Giang. D. Bình Phước.
Câu 7. Biển Đông là một trong những biển lớn và là đường vận chuyển huyết mạch của khu vực
A. châu Á - Thái Bình Dương. B. Bắc Mĩ và eo biển Đan Mạch.
C. châu Âu và mũi Hảo Vọng. D. châu Phi và châu Nam Cực.
Câu 8. Địa hình của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là sự nối tiếp liên tục của lục địa Việt Nam từ
A. vùng núi ra biển. B. đất liền ra biển.
C. hoạt động lấn biển. D. hoạt động núi lửa.
Câu 9. Quần đảo nào sau đây thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở trung tâm của Biển Đông?
A. Quần đảo Bắc Cực. B. Quần đảo Mã Lai.
C. Quần đảo Thế giới. D. Quần đảo Hoàng Sa.
Câu 10. Giao thương đường biển trên Biển Đông nhộn nhịp vào hàng thứ hai thế giới, chủ yếu là
A. khách du lịch. B. cảng biển lớn. C. tàu chở dầu. D. cây nước mặn.
Câu 11. Eo biển nào sau đây ở Đông Nam Á là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất ở châu Á?
A. Eo Ma-lắc-ca. B. Eo Đài Loan. C. Eo Miệng Rồng D. Eo Cá Heo.
Câu 12. Eo biển nào sau đây không phải là eo biển ở Biển Đông?
A. Eo Đài Loan. B. Eo Ga-xpa. C. Eo Ma-lắc-ca. D. Eo Bê-ring.
Câu 13. Đảo nào sau đây thuộc quần đảo Hoàng Sa có vị trí địa lí rất gần với lục địa Việt Nam?
A. Đảo Phú Quốc. B. Đảo Tri Tôn. C. Đảo Hòn Khoai. D. Đảo Lý Sơn.
Câu 14. Đảo nào sau đây thuộc quần đảo Hoàng Sa có vị trí địa lí rất gần với lục địa Việt Nam?
A. Đảo Phú Quốc. B. Đảo Hoàng Sa. C. Đảo Hòn Khoai. D. Đảo Lý Sơn.
Câu 15. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở vị trí nào của Biển Đông?
A. Phía Bắc. B. Phía Nam. C. Trung tâm. D. Phái Tây.
Câu 16. Ngày nay, quần đảo Trường Sa thuộc địa phận tỉnh nào của Việt Nam?
A. Quảng Ninh. B. Kiên Giang. C. Khánh Hòa. D. Đồng Tháp.
Câu 17. Đảo nào sau đây trong quần đảo Trường Sa có vị trí địa lí gần đất liền Việt Nam nhất?
A. Đảo Song Tử Tây. B. Đảo Trường Sa. C. Đảo Nam Yết. D. Đảo Ba Đình.
Câu 18. Đảo nào sau đây trong quần đảo Trường Sa có diện tích lớn nhất?
A. Đảo Song Tử Tây. B. Đảo Nam Yết. C. Đảo Trường Sa. D. Đảo Ba Đình.
Câu 19. Ngày nay, quần đảo Hoàng Sa thuộc địa phận tỉnh, thành nào của Việt Nam?
A. Đà Nẵng. B. Hà Nội. C. Hải Phòng. D. Cần Thơ.
Câu 20. Biển Đông trải dài khoảng 3000 km theo trục đông bắc – tây nam, nối liền Thái Bình Dương và
A. Bắc Băng Dương. B. Địa Trung Hải. C. Đại Tây Dương. D. Ấn Độ Dương.
Câu 21. Ở Biển Đông, nguồn tài nguyên thiên nhiên nào sau đây có trữ lượng lớn nhất thế giới?
A. Muối biển. B. Đất hiếm. C. Dầu khí. D. Quặng sắt.
Câu 22. Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an ninh đối với nhiều quốc gia ven biển vì lí do nào sau đây?
A. Nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các châu lục.
B. Đây là con đường duy nhất kết nối trực tiếp vùng biển châu Âu với biển Ả rập.
C. Biển Đông là tuyến vận tải biển quan trọng bậc nhất nối châu Á và châu Âu.
D. Biển Đông là tuyến vận tải đường biển ngắn nhất từ châu Âu sang châu Á.
Câu 23. Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế vì
A. là tuyến đường biển duy nhất trên thế giới.
B. tập trung nhiều tuyến đường biển chiến lược.
C. ít có sự hoạt động của áp thất nhiệt đới, bão.
D. bị nhiều cường quốc lớn chi phối, khống chế.
Câu 24. Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế vì
A. là tuyến đường biển duy nhất trên thế giới.
B. ít có sự hoạt động của áp thất nhiệt đới, bão.
C. khu vực Biển Đông có nhiều eo biển quan trọng.
D. bị nhiều cường quốc lớn chi phối, khống chế.
Câu 25. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông được thể hiện ở điểm nào sau đây?
A. Lượng mưa thay đổi theo vĩ độ và mùa.
B. Nối Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương.
C. Là vùng biển chính cho tàu thuyền neo đậu.
D. Là tuyến đường giao thông biển huyết mạch.
Câu 26. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông được thể hiện ở điểm nào sau đây?
A. Ít có các đảo, quần đảo lớn bao bọc xunh quanh.
B. Ít có sự hoạt động của áp thất nhiệt đới, bão.
C. Có nguồi tài nguyên thiên nhiên phong phú.
D. Là tuyến giao thông hàng hải duy nhất trên biển.
Câu 27. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông được thể hiện ở điểm nào sau đây?
A. Tác động to lớn đến sự phát triển của nhiều nước.
B. Ít có các đảo, quần đảo lớn bao bọc xunh quanh.
C. Là tuyến giao thông hàng hải duy nhất trên biển.
D. Ít có sự hoạt động mạnh của áp thất nhiệt đới, bão.
Câu 28. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông được thể hiện ở điểm nào sau đây?
A. Ít có các đảo, quần đảo lớn bao bọc xunh quanh.
B. Ít có sự hoạt động mạnh của áp thất nhiệt đới, bão.
C. Có giá trị cao đối với hoạt động nghiên cứu khoa học.
D. Là tuyến giao thông hàng hải duy nhất trên biển.
Câu 29. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông được thể hiện ở điểm nào sau đây?
A. Là biển ít có các đảo, quần đảo lớn bao bọc xunh quanh.
B. Là biển ít có sự hoạt động mạnh của áp thất nhiệt đới, bão.
C. Ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân nhiều nước.
D. Là tuyến giao thông hàng hải quốc tế duy nhất trên biển.
Câu 30. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về vị trí chiến lược của Biển Đông đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam?
A. Góp phần giảm thiểu chi phí trong ngành vận tải đường biển.
B. Rút ngắn thời gian vận chuyển, giao lưu kinh tế được dễ dàng.
C. Biển Đông là tuyến đường vận tải biển duy nhất của thế giới.
D. Là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với khu vực và thế giới.
Câu 31. Đối với Việt Nam, Biển Đông có vai trò quan trọng nào sau đây ?
A. Cung cấp nguồn tài nguyên phong phú để phát triển đất nước.
B. Đảm bảo nguồn an ninh lương thực cho nhân dân Việt Nam.
C. Là tuyến đường duy nhất để Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản.
D. Là nền tảng duy nhất để Việt Nam phát triển công nghiệp nặng.
Câu 32. Đối với Việt Nam, hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có vai trò quan trọng nào sau đây ?
A. Là tuyến đường duy nhất để Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản.
B. Xây dựng thành cơ sở hậu cần-kĩ thuật phục vụ hoạt động kinh tế.
C. Đảm bảo nguồn an ninh lương thực cho nhân dân Việt Nam.
D. Là nền tảng duy nhất để Việt Nam phát triển công nghiệp nặng.
Câu 33. Đối với Việt Nam, tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa được thể hiện ở điểm nào sau đây ?
A. Là tuyến đường duy nhất để Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản.
B. Có vị trí, điều kiện thích hợp để phát triển nền kinh tế biển toàn diện.
C. Đảm bảo nguồn an ninh lương thực cho nhân dân Việt Nam.
D. Là nền tảng duy nhất để Việt Nam phát triển công nghiệp nặng.
Câu 34. Đối với Việt Nam, hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có vai trò quan trọng nào sau đây ?
A. Là tuyến đường duy nhất để Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản.
B. Xây dựng thành cơ sở hậu cần-kĩ thuật phục vụ hoạt động quân sự.
C. Đảm bảo nguồn an ninh lương thực cho nhân dân Việt Nam.
D. Là nền tảng duy nhất để Việt Nam phát triển công nghiệp nặng.
Câu 35. Đối với Việt Nam, tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa được thể hiện ở điểm nào sau đây ?
A. Là tuyến đường duy nhất để Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản.
B. Đảm bảo nguồn an ninh lương thực cho nhân dân Việt Nam.
C. Có ý nghĩa về chiến lược quốc phòng, an ninh, kinh tế biển.
D. Là nền tảng duy nhất để Việt Nam phát triển công nghiệp nặng.
Câu 36. Nội dung nào sau đây là đặc điểm nổi bật về khí hậu ở Biển Đông, có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam?
A. Có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
B. Là khu vực hình thành và hoạt động của nhiều áp thấp nhiệt đới, bão.
C. Hiện nay, Biển Đông là một trong những biển lớn nhất trên thế giới.
D. Là cửa ngỏ để Việt Nam giao thương với các nhiều nước trên thế giới.
Câu 37. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong khu vực Biển Đông?
A. Giúp kiểm soát và đảm bảo an ninh cho các tuyến đường giao thông trên biển, trên không.
B. Xây dựng thành cơ sở hậu cần - kĩ thuật phục vụ hoạt động kinh tế tại các đảo, quần đảo.
C. Phát triển bền vững một số ngành kinh tế biển như du lịch, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
D. Xây dựng các trung tâm nghiên cứu để duy trì và phát triển các di sản văn hóa thiên nhiên.
Câu 38. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam?
A. Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông chỉ thuận lợi để đầu tư và phát triển du lịch.
B. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thế và tiềm năng to lớn về tài nguyên biển.
C. Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo là không gian trọng yếu để phát triển văn hóa.
D. Biển đảo là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho cuộc sống của nhân dân Việt Nam.
Câu 39. Hiện nay, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển?
A. 26 tỉnh, thành phố. B. 27 tỉnh, thành phố.
C. 28 tỉnh, thành phố. D. 29 tỉnh, thành phố.
Câu 40. Hiện nay, về mặt hành chính, huyện đảo Hoàng Sa (Việt Nam) thuộc quyền quản lý hành chính của
A. thành phố Đà Nẵng. B. tỉnh Bình Thuận.
C. tỉnh An Giang. D. tỉnh Trà Vinh.
Câu 41. Hiện nay, về mặt hành chính, huyện đảo Trường Sa (Việt Nam) thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh
A. Khánh Hòa. B. Bình Thuận. C. An Giang. D. Trà Vinh.
Câu 42. Hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí liên tục mang tính nhà nước của các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được khẳng định thông qua việc
A. thành lập và hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải.
B. di dân đến khai hoang và sinh sống lâu dài trên các đảo.
C. cử quân đội chính quy đến đồn trú để bảo vệ các đảo.
D. các chúa Nguyễn thường xuyên đến các đảo để thị sát.
Câu 43. Dưới thời vua Gia Long, hoạt động khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được thể hiện qua việc
A. di dân số lượng lớn đến khai hoang và sinh sống lâu dài trên các đảo.
B. tổ chức đội thủy quân chuyên trách thực thi chủ quyền ở các đảo.
C. xây dựng Hoàng Sa và Trường Sa thành ngư trướng đánh bắt lớn.
D. vua Gia Long thường xuyên đến các đảo để thị sát, nắm tình hình.
Câu 44. Dưới thời vua Minh Mạng, hoạt động khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được thể hiện qua việc
A. di dân số lượng lớn đến khai hoang và sinh sống lâu dài trên các đảo.
B. cử thủy quân ra đảo, cho vẽ bản đồ, cắm dấu mốc tại nơi khảo sát.
C. xây dựng Hoàng Sa và Trường Sa thành ngư trướng đánh bắt lớn.
D. vua Minh Mạng thường xuyên đến các đảo để thị sát, nắm tình hình.
Câu 45. Dưới thời vua Minh Mạng, hoạt động khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được thể hiện qua việc
A. di dân số lượng lớn đến khai hoang và sinh sống lâu dài trên các đảo.
B. xây dựng Hoàng Sa và Trường Sa thành ngư trướng đánh bắt lớn.
C. vua Minh Mạng thường xuyên đến các đảo để thị sát, nắm tình hình.
D. cử thủy quân ra đảo, vẽ bản đồ, cắm cột mốc, dựng miếu và trồng cây.
Câu 46. Tháng 3-1988, nhiều chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại đảo
A. Lý Sơn. B. Gạc Ma. C. Thổ Chu. D. Cô Tô.
Câu 47. Tháng 3-1988, nhiều chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại đảo
A. Lý Sơn. B. Len Đao. C. Thổ Chu. D. Cô Tô.
Câu 48. Tháng 3-1988, nhiều chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại đảo
A. Lý Sơn. B. Cô Lin. C. Thổ Chu. D. Cô Tô.
Câu 49. Tháng 3-1988, quân đội của quốc gia nào sau đây đã dùng vũ lực tấn công trái phép các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa làm cho nhiều chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam phải hi sinh?
A. Nhật Bản. B. Thụy Điển. C. Trung Quốc. D. Nam Phi.
Câu 50. Một trong những công trình sử học và địa lí ghi chép về cương vực, lãnh thổ và hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của nhà nước phong kiến Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là
A. Phủ biên tạp lục. B. Lam Sơn thực lục. C. Bình Ngô đại cáo. D. Ức Trai thi tập.
Câu 51. Một trong những công trình sử học và địa lí ghi chép về cương vực, lãnh thổ và hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của nhà nước phong kiến Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là
A. Đại Nam thực lục. B. Lam Sơn thực lục. C. Bình Ngô đại cáo. D. Ức Trai thi tập.
Câu 52. Một trong những công trình sử học và địa lí ghi chép về cương vực, lãnh thổ và hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của nhà nước phong kiến Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là
A. Hoàng Việt địa dư chí. B. Lam Sơn thực lục.
C. Bình Ngô đại cáo. D. Ức Trai thi tập.
Câu 53. Một trong những công trình sử học và địa lí ghi chép về cương vực, lãnh thổ và hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của nhà nước phong kiến Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là
A. Đại Nam nhất thống chí. B. Lam Sơn thực lục.
C. Bình Ngô đại cáo. D. Ức Trai thi tập.
Câu 54. Nội dung sau đây là thái độ của các nước tham dự Hội nghị Hoà bình Xan Phran-xi-xcô, (tháng 9-1951), khi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được tuyên bố?
A. Trung Quốc phản đối quyết liệt và không được thông qua.
B. Các nước Đông Nam Á phản và không được thông qua.
C. Không có quốc gia nào tham dự hội nghị phản đối.
D. Mĩ phản đối quyết liệt và không được hội nghị thông qua.
Câu 55. Về quốc phòng, an ninh, tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam được thể hiện ở điểm nào sau đây?
A. Là nơi có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới.
B. Là nơi có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng.
C. Là khu vực tập trung các tuyến đường chiến lược.
D. Là tuyến phòng thủ từ phía đông của đất nước.
Câu 56. Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam được thể hiện ở điểm nào sau đây?
A. Là nơi có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới.
B. Là nơi có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng.
C. Là khu vực tập trung các tuyến đường chiến lược.
D. Phát triển kinh tế biển đa dạng với nhiều ngành.
Câu 57. Đối với Việt Nam, biển Đông là “cửa ngõ” để giao lưu kinh tế và hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là với khu vực
A. Châu Á - Châu Đại Dương. B. Châu Á - Thái Bình Dương.
C. Châu Đại Dương - Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương - Bắc Băng Dương.
Câu 58. Đối với Việt Nam, việc xác định chủ quyền của đối với các đảo và quần đảo ở Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng vì
A. các đảo và quần đảo của Việt Nam điều có tiềm năng kinh tế lớn nhất thế giới.
B. đây là cơ sở để khẳng định chủ quyền của Việt Nam với vùng biển và thềm lục địa.
C. các đảo và quần đảo đều nằm rất xa với đất liền của nước Việt Nam.
D. các đảo và quần đảo là bộ phận chủ quyền dễ bị các nước xâm lược nhất.
Câu 59. Biển Đông đóng vai trò là tuyến phòng thủ phía đông của Việt Nam vì lí do nào sau đây?
A. Có nhiều đảo và quần đảo hợp thành tuyến phòng thủ.
B. Có rất ít các đảo che chắn nên có thể quan sát từ xa.
C. Là biển nông cạn nên các tàu chiến cỡ lớn khó ra vào.
D. Do bốn mặt giáp Biển Đông nên rất thuận lợi phòng thủ.
Câu 60. Đối với các tranh chấp chủ quyền biển, đảo, Việt Nam chủ trương
A. kiên quyết sử dụng pháp lí để kiện ra tòa án quốc tế.
B. dùng vũ lực quân sự để giữ và giành lại các đảo đã mất.
C. giải quyết các tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình.
D. nhân nhượng, thỏa hiệp với các nước để đổi lấy hòa bình.
Câu 61. Đối với các tranh chấp chủ quyền biển, đảo, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình với tinh thần
A. đề cao vai trò của tòa án quốc tế.
B. không nhượng bộ trong mọi hoàn cảnh.
C. hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
D. thỏa hiệp để đổi lấy hòa bình.
Câu 62. Đối với các tranh chấp chủ quyền biển, đảo, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình với tinh thần
A. đề cao vai trò của tòa án quốc tế.
B. không nhượng bộ trong mọi hoàn cảnh.
C. tuân thủ luật pháp quốc tế.
D. thỏa hiệp để đổi lấy hòa bình.
Câu 63. Lễ Khao lề thế lính nhằm tri ân Hải đội Hoàng Sa năm xưa, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về trách nhiệm giữ gìn biển đảo quê hương, hàng năm được tổ chức ở
A. huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). B. huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh).
C. huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang). D. Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Câu 64. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chủ trương của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp ở Biển Đông?
A. Nhân nhượng các nước lớn để đổi lấy hòa bình trên biển.
B. Không đánh đổi chủ quyền để đổi lấy hòa bình viễn vông.
C. Sẵn sàng khơi mào quân sự để bảo vệ chủ quyền chính đáng.
D. Ưu tiên phát triển Hải quân để bảo vệ chủ quyền trên biển.
Câu 65. Nội dung nào sau đây là một trong những khó khăn của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp trên Biển Đông hiện nay?
A. Tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia.
B. Quân lực của nước ta quá yếu so với các nước tranh chấp Biển Đông.
C. Các Ủy viên thường trực của Liên Hợp Quốc điều ủng hộ Trung Quốc.
D. Thiếu các bằng chứng pháp lí để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
Câu 66. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về vai trò của Biển Đông đối với Việt Nam?
A. Đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Là điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách trong nước cũng như quốc tế.
C. Là “cửa ngõ” để Việt Nam giao lưu kinh tế và hợp tác quốc tế.
D. Là con đường duy nhất để hàng hóa xuất-nhập khẩu với bên ngoài.
Câu 67. Hội nghị Hoà bình Xan Phran-xi-xcô, (tháng 9-1951), khi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được tuyên bố mà không bị các quốc gia tham dự hội nghị phản đối. Điều đó cho thấy
A. tính pháp lý quốc tế và lịch sử về chủ quyền của Việt Nam.
B. đây là những quần đảo không có giá trị cao về kinh tế.
C. đây là những quần đảo không có giá trị cao về quốc phòng.
D. các quốc gia tham dự hội nghị đều tuyệt đối tôn trọng luật Biển.
Câu 68. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng chủ trương của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo?
A. Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS).
B. Quốc hội đã thông qua Luật biển Việt Nam (ngày 21/6/2012).
C. Liên minh quân sự với các nước trong khu vực để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
D. Thúc đẩy và thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Câu 69. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam?
A. Hình thành thế phòng thủ liên hoàn biển - đảo - bờ để bảo vệ Tổ quốc.
B. Là bàn đạp thuận lợi để Việt Nam mở rộng lãnh thổ Tổ quốc.
C. Thuận lợi để hình thành liên minh quân sự với các nước trong khu vực.
D. Là con đường duy nhất để hàng hóa xuất-nhập khẩu với bên ngoài.
Câu 70. Trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), đảo nào sau đây được xem là “vọng gác tiền tiêu” của miền Bắc Việt Nam?
A. Đảo Hoàng Sa. B. Đảo Trường Sa. C. Đảo Cồn Cỏ. D. Đảo Phú Quốc.
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông
a) Tuyến đường giao thông biển huyết mạch
- Biển Đông có vị trí quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế, tập trung các tuyến đường biển huyết mạch kết nối Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - Đông Á.
- Khu vực Biển Đông có nhiều eo biển quan trọng như: eo Đài Loan, Basi, Gaxpa, Kalimantan và đặc biệt là Malắcca.
- Tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông được coi là nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Địa Trung Hải).
b) Địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
- Biển Đông là nơi tập trung các mô hình chính trị, kinh tế xã hội và văn hoá đa dạng của thế giới trên cơ sở giao thoa của các nền văn hoá, văn minh của nhân loại trong khu vực. Do đó, Biển Đông từ sớm được nhiều nước trên thế giới quan tâm và trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn.
- Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tuyến đường trên Biển Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo.....).
c) Nguồn tài nguyên thiên nhiên biển
- Biển Đông có đa dạng sinh học cao (khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình). Trong đó, có khoảng 6000 loài động vật đáy, 2038 loài cá và nhiều loài san hô cứng (rong biển, động vật phù du, thực vật phù du, thực vật ngập mặn, tôm biển, cỏ biển, rắn biển, thú biển và rùa biển).
- Biển Đông rất giàu có về tài nguyên khoáng sản:
+ Đây là một trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ Biển Đông.
+ Ngoài ra, Biển Đông còn chứa đựng lượng lớn tài nguyên khí đốt đóng băng (băng cháy), là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai.
Câu 2. Trình bày về tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
- Về vị trí: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Đương và Đại Tây Dương, giữa châu Âu, châu Phi, Trung Cận Đông với vùng Đông Á.
- Về kinh tế:
+ Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có nhiều loại hải sản quý như: hải sâm, rùa biển, cá ngừ, tôm hùm, rong biển và các loại ốc có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao;
+ Quần đảo Trường Sa còn có thế mạnh về phát triển dịch vụ hàng hải.
- Về quân sự: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược, có thể dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại trên Biển Đông, cũng như có vị thế phòng thủ chắc chắn thông qua sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, tuyến đảo ở hai quần đảo.
Câu 3. Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa 2 giai đoạn (trước 1884 và từ 1975 đến nay).
- Trước năm 1884:
+ Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.
+ Đến thế kỉ XVII, việc xác lập và thực thi chủ quyền này vẫn liên tục, hoà bình và không có ai tranh chấp.
+ Các chúa Nguyễn đã cho thành lập đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản, hằng năm ra quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thực hiện nhiệm nhiệm vụ đo đạc, dựng miếu, trồng cây, khai thác sản vật,...
+ Các chính quyền Tây Sơn và triều Nguyễn về sau tiếp tục duy trì những hoạt động thực thi chủ quyền với các vùng biển, đảo trên Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Từ năm 1975 đến nay:
+ Tháng 4/1975, quân Giải phóng miền Nam đã tiếp quản các đảo và triển khai thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.
+ Tháng 7/1976, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự quản lí nhà nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
+ Thiết lập các đơn vị hành chính tại 2 quần đảo: năm 1982, huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (từ năm 1997 thuộc thành phố Đà Nẵng) và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa được thành lập.
MÔN TIẾNG ANH
- Pronunciation: V_ED
- Vocabulary : Unit 7,8
- Reading : Unit 7,8
- Grammar:
- Tenses : Present Perfect ( Hiện tại hòn thành), Future (Tương lai), Past (quá khứ)
- Gerund (V_ing)
- Relative Pronouns (Who, Which)
- Redeuce relative clause
- Modal Verbs : MUST / MUSTN’T, HAVE TO / DON’T HAVE TO, SHOULD / SHOULDN’T, OUGHT (NOT) TO, HAD BETTER (NOT)
- Word forms : Ghi trong vở, phần nội dung ôn tập HK2 ( health, fit, treat, prevent, regular, infect)
MÔN TOÁN
I/ Phần trắc nghiệm: (7 điểm)
Gồm 28 câu hỏi thuộc các chủ đề sau:
- Phép tính lũy thừa, logarit
- Hàm số mũ, hàm số logarit
- Phương trình, bất phương trình mũ, logarit
- Đạo hàm
- Quy tắc tính đạo hàm
- Biến cố giao, biến cố hợp và quy tắc nhân, quy tắc cộng xác suất
- Hai đường thẳng vuông góc
- Đường thẳng vuông góc mp
- Hai mặt phẳng vuông góc
- Khoảng cách
- Góc giữa đường thẳng với mp, góc nhị diện
II/ Phần tự luận: (3 điểm)
Nội dung và cấu trúc
Câu 1: Tính đạo hàm cấp một
a) (0,5 điểm) Hàm đa thức, quy tắc cộng trừ
b) (0,5 điểm) Hàm lượng giác, quy tắc nhân, chia
Câu 2: (0,5điểm) Viết phương trình tiếp tuyến (biết hoành độ hoặc tung độ tiếp điểm)
Câu 3: Cho hình chóp
- (0,75 điểm) Chứng minh 2mp vuông góc.
- (0,75 điểm) Tính góc giữa đường thẳng với mp.
MÔN ĐỊA LÝ
I, TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Lãnh thổ của Liên bang Nga
A. có diện tích rộng nhất thế giới. B. nằm hoàn toàn ở châu Âu.
C. giáp Ấn Độ Dương. D. liền kề với Đại Tây Dương.
Câu 2: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về vị trí địa lí và lãnh thổ Nga?
1) Có đường bờ biển dài, giáp 2 đại dương và 3 biển lớn.
2) Có đường biên giới xấp xỉ chiều dài của Xích đạo.
3) Nằm ở cả hai châu lục Á và Âu, giáp 14 quốc gia.
4) Lãnh thổ trải dài ở Đông Âu và toàn bộ Bắc Á.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3: Nhật Bản nằm ở vị trí nào sau đây?
A. Đông Á. B. Nam Á. C. Bắc Á. D. Tây Á.
Câu 4: Quần đảo Nhật Bản trải ra theo một vòng cung dài (km)
A. 3600. B. 3700. C. 3800. D. 3900.
Câu 5: Đặc điểm tự nhiên của miền Đông Trung Quốc là có
A. các đồng bằng chầu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.
B. các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
C. nhiều tài nguyên rừng, nhiều khoáng sản và đồng cỏ.
D. thượng nguồn của các sông lớn theo hướng tây đông.
Câu 6: Các kiểu khí hậu chủ yếu ở miền Đông Trung Quốc là
A. cận nhiệt đới gió mùa, ôn đới gió mùa. B. ôn đới gió mùa, nhiệt đới gió mùa.
C. nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo. D. cận xích đạo, cận nhiệt đới gió mùa.
Câu 7: Trong khoảng hai thập niên cuối thế kỉ XX, Trung Quốc đứng đầu thế giới về
A. tổng sản phẩm quốc nội. B. QDP bình quân đầu người.
C. tốc độ tăng trưởng kinh tế. D. đầu tư nước ngoài (FDI).
Câu 8: Điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển công nghiệp luyện kim đen là
A. kĩ thuật hiện đại. B. lao động đông đảo.
C. nguyên liệu dồi dào. D. nhu cầu rất lớn.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư của Ô-xtrây-li-a?
A. Dân số đông hàng đầu thế giới, học vấn cao.
B. Tỉ lệ phổ cập giáo dục đứng hàng đầu thế giới.
C. Chỉ số chất lượng cuộc sống (HDI) xếp loại cao.
D. Đóng góp nhiều công trình khoa học trên thế giới.
Câu 10: Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA Ô-XTRÂY-LIA,
GIAI ĐOẠN 2010 - 2021
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm |
2010 |
2015 |
2017 |
2019 |
2020 |
2021 |
Xuất khẩu |
212,1 |
187,8 |
230,2 |
266,4 |
245,0 |
342,8 |
Nhập khẩu |
201,7 |
200,1 |
228,8 |
221,5 |
212,0 |
276,3 |
(Nguồn: WB, 2022)
Phát biểu nào sau đây đúng về cán cân thương mại của Ô-xtrây-li-a giai đoạn 2010 - 2021
A. Giá trị của năm 2021 nhỏ hơn năm 2010. B. Liên tục tăng từ năm 2010 đến năm 2021.
C. Giá trị luôn có sự biến động qua các năm. D. Giá trị luôn luôn dương ở tất cả các năm.
Câu 11: Vị trí địa lí của Cộng hòa Nam Phi thuận lợi cho phát triển
A. đánh bắt hải sản và giao thông hàng hải. B. giao thông hàng không và ngành du lịch.
C. giao thương với các trung tâm kinh tế lớn. D. thương mại với tất cả các nước châu Phi.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng với cao nguyên trung tâm (không tính Lê-xô-thô)?
A. Khá bằng phẳng, nghiêng từ đông về tây, nam và tây nam.
B. Có nhiều khoáng sản, như: than, đồng, vàng, kim cương...
C. Có nhiều đồng cỏ rộng lớn làm nơi phát triển chăn nuôi bò.
D. Nhiều thảm thực vật phong phú thuận lợi phát triển du lịch.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng với đường bờ biển của Cộng hòa Nam Phi?
A. dài, khá bằng phẳng; nhiều vũng, vịnh biển.
B. dài, khá bằng phẳng; ít vũng, vịnh, cửa sông.
C. khá bằng phẳng, ngắn; ít vịnh biển, bãi triều.
D. khá bằng phẳng, ngắn; nhiều vũng, cửa sông.
Câu 14: Cộng hòa Nam Phi giàu có về khoáng sản
A. kim cương và vàng. B. dầu mỏ và than đá.
C. khí tự nhiên và sắt. D. đất hiếm và đồng.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng về tự nhiên Nam Phi?
A. Mạng lưới sông hồ dày đặc. B. Giàu tài nguyên khoáng sản.
C. Rừng chiếm diện tích rất lớn. D. Có nhiều đồng bằng phù sa.
Câu 15: Cộng hòa Nam Phi có
A. quy mô dân số rất lớn, mật độ dân số cao. B. tốc độ gia tăng dân số hàng năm khá cao.
C. phân bố dân cư đồng đều giữa các vùng. D. tỉ lệ dân thành thị rất cao và nhiều đô thị.
Câu 17: Thành phần dân tộc đông nhất ở Cộng hòa Nam Phi là
A. da trắng. B. da đen. C. da màu. D. da vàng.
Câu 18: Dân cư Nam Phi phân bố tập trung ở
A. phía tây nam và vùng ven biển ở phía đông. B. phía đông và các vùng duyên hải phía nam.
C. phía đông nam và các cao nguyên trung tâm. D. thung lũng các sông Ô-ran-giơ, Lim-pô-pô.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng về Nam Phi?
A. Tình trạng bất bình đẳng và nghèo đói còn rất nặng nề.
B. Tỉ lệ thất nghiệp cao, nhất là người da đen ở các đô thị.
C. Xung đột xảy ra thường xuyên và nhiều lúc rất gay gắt.
D. Hiện nay còn phân biệt chủng tộc nặng nề nhất thế giới.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng với Cộng hòa Nam Phi?
A. Là nước đang phát triển, công nghiệp hóa muộn và chậm.
B. Công nghiệp hóa sớm, tỉ trọng dịch vụ cao và tăng nhanh.
C. Hiện đại hóa nhanh, nhưng tỉ trọng nông nghiệp còn cao.
D. Là nước phát triển, có tỉ trọng công nghiệp chế biến lớn.
Câu 21: Cơ cấu kinh tế của Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 1960 - 2020 có sự chuyển dịch theo hướng
A. giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ.
B. giảm nông nghiệp và công nghiệp, tăng dịch vụ.
C. tăng nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ.
D. tăng công nghiệp và nông nghiệp, giảm dịch vụ.
Câu 22: Chiếm diện tích canh tác lớn nhất ở Nam Phi là
A. ngũ cốc. B. cây ăn quả.
C. cây công nghiệp lâu năm. D. cây công nghiệp hàng năm.
Câu 23: Cộng hòa Nam Phi xuất khẩu nhiều
A. ngô, chanh, lạc, thuốc lá. B. cam, đường, lạc, thuốc lá.
C. ngô, đường, lạc, thuốc lá. D. nho, đường, lạc, thuốc lá.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng về ngoại thương của Cộng hòa Nam Phi?
A. Chiếm tỉ trọng khá lớn trong GDP. B. Xuất khẩu nhiều kim cương, vàng.
C. Nhập dụng cụ khoa học và thiết bị. D. Cán cân thương mại luôn luôn âm.
Câu 25: Các ngành công nghiệp chủ yếu của Ô-xtrây-li-a là
A. chế biến thực phẩm, khai khoáng, máy móc thiết bị, hóa dầu.
B. chế biến thực phẩm, khai khoáng, máy móc thiết bị, dệt may.
C. chế biến thực phẩm, khai khoáng, máy móc thiết bị, hóa than.
D. chế biến thực phẩm, khai khoáng, máy móc thiết bị, đóng tàu.
Câu 26: Cho bảng số liệu sau:
GDP VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP CỦA Ô-X TRÂY-LIA, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
Năm |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
GDP (tỉ USD) |
1 235 |
1 268 |
1 386 |
1 422 |
1 386 |
1 327,8 |
1 552,7 |
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) |
2.3 |
2,8 |
2,5 |
2,8 |
1,8 |
0,0 |
2,2 |
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp (%) |
1,7 |
2 |
1,2 |
3.8 |
2,4 |
-0,2 |
-0,6 |
(Nguồn: WB, 2022)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Ô-xtrây-li-a giai đoạn 2015 - 2021, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột. B. Đường. C. Tròn. D. Miền.
Câu 27: Cộng hòa Nam Phi
A. nằm ở phía nam châu Phi. B. giáp với Thái Bình Dương.
C. liền kề với kênh đào Xuy-ê. D. giáp với chỉ một quốc gia.
Câu 28: Cộng hòa Nam Phi án ngữ con đường biển quan trọng giữa
A. Đại Tây Dương và Nam Đại Dương. B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
C. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Câu 29: Cộng hòa Nam Phi có
A. đường bờ biển rất khúc khuỷu. B. vùng biển rộng và bờ biển dài.
C. nhiều cửa sông ở dọc ven biển. D. bờ biển ngắn nhưng biển rộng.
Câu 30: Phần lớn lãnh thổ Nam Phi thuộc vào khí hậu
A. nhiệt đới lục địa. B. nhiệt đới gió mùa. C. ôn đới hải dương. D. ôn đới lục địa.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng với Nam Phi?
A. Dải lãnh thổ phía nam mang khí hậu địa trung hải.
B. Là quốc gia giàu đa dạng sinh học, nhiều thú quý hiếm.
C. Diện tích rừng tuy nhỏ nhưng có nhiều cây gỗ quý.
D. Có nhiều sông dài và nhiều hồ nguồn gốc kiến tạo.
Câu 32: Cộng hòa Nam Phi có
A. quy mô dân số rất lớn, mật độ dân số cao.
B. tốc độ gia tăng dân số hàng năm rất thấp.
C. dân tập trung ở vùng ven biển phía nam.
D. tỉ lệ dân thành thị rất cao và nhiều đô thị.
Câu 33: Nguyên nhân chủ yếu gây ra xung đột ở Cộng hòa Nam Phi là
A. sắc tộc, cạnh tranh về kinh tế, thiếu việc làm.
B. suy thoái kinh tế, tham nhũng, bất bình đẳng.
C. tôn giáo, bành trướng về lãnh thổ, tham nhũng.
D. chênh giàu nghèo, mở rộng cư trú, thất nghiệp.
Câu 34: Cộng hòa Nam Phi là nước
A. có nền kinh tế dẫn đầu châu Phi, GDP khá lớn.
B. công nghiệp, đứng đầu châu Phi về tăng GDP.
C. phát triển, công nghiệp chế biến rất phát triển.
D. phát triển cao, nổi bật với ngành khai khoáng.
Câu 35: Cộng hòa Nam Phi là nước đứng đầu châu Phi về công nghiệp
A. thực phẩm. B. hóa chất. C. cơ khí. D. đóng tàu.
Câu 36: Nông nghiệp Cộng hòa Nam Phi
A. phát triển mạnh, có tính thương mại cao. B. nhập khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp.
C. sản xuất chủ yếu theo những hộ gia đình. D. có sản phẩm chính là lúa gạo, cây ăn quả.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây không đúng về ngoại thương của Cộng hòa Nam Phi?
A. Chiếm tỉ trọng khá lớn trong GDP. B. Xuất khẩu nhiều kim cương, vàng.
C. Nhập dụng cụ khoa học và thiết bị. D. Cán cân thương mại luôn luôn âm.
Câu 38: Cộng hòa Nam Phi phát triển mạnh chăn nuôi
A. cừu, bò sữa, lợn và gà, đà điểu. B. trâu, bò sữa, dê và đà điểu, vịt.
C. bò sữa, dê, trâu, vịt và đà điểu. D. lợn, gà, vịt, đà điểu và cừu, bò.
Câu 39: Cộng hòa Nam Phi xuất khẩu nhiều
A. ngô, chanh, lạc, thuốc lá. B. cam, đường, lạc, thuốc lá.
C. ngô, đường, lạc, thuốc lá. D. nho, đường, lạc, thuốc lá.
Câu 40: Hình thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở Nam Phi là
A. hộ gia đình. B. trang trại, C. vùng nông nghiệp. D. hợp tác xã.
Câu 41: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về tài nguyên của Nga?
1) Tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú.
2) Diện tích rừng của Liên bang Nga đứng đầu thế giới.
3) Có nhiều con sông lớn với giá trị nhiều mặt.
4) Có nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo giá trị lớn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 42: Dân tộc nào sau đây chiếm đến 80% dân số Liên bang Nga?
A. Tác-ta. B. Chu-vát. C. Nga. D. Bát-xkia.
Câu 43: Đất nước Nhật Bản có
A. vùng biển rộng, đường bờ biển dài. B. đường bờ biển dài, có ít vũng vịnh.
C. ít vũng vịnh, nhiều dòng biển nóng. D. nhiều dòng biển nóng, nhiều đảo.
Câu 44: Nơi dòng biển nóng và lạnh gặp nhau ở vùng biển Nhật Bản thường tạo nên
A. ngư trường nhiều cá. B. sóng thần dữ dội.
C. động đất thường xuyên. D. bão lớn hàng năm.
Câu 45: Khí hậu chủ yếu ở miền Tây Trung Quốc là
A. ôn đới lục địa. B. ôn đới gió mùa. C. cận nhiệt đới. D. nhiệt đới.
Câu 46: Loại khoáng sản của Trung Quốc chiếm hơn một nửa tổng trữ lượng thế giới là
A. than đá. B. đất hiếm. C. dầu mỏ. D. mangan.
Câu 47: Dân tộc đông nhất ở Trung Quốc là
A. Choang. B. Hán. C. Tạng. D. Hồi.
Câu 48: Dân cư Trung Quốc phân bố tập trung chủ yếu ở các
A. đồng bằng phù sa ở miền Đông. B. sơn nguyên, bồn địa ở miền Tây.
C. khu vực biên giới phía bắc. D. khu vực ven biển ở phía nam.
Câu 49: Dân nhập cư vào Ô-xtrây-li-a hiện nay phần lớn có nguồn gốc từ châu
A. Âu và Á. B. Á và Phi.
C. Phi và Mĩ Latinh. D. Mĩ Latinh và Âu.
Câu 50: Cho bảng số liệu sau:
SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN Ô-XTRÂY-LIA,
GIAI ĐOẠN 2010 - 20202
Năm |
2010 |
2013 |
2015 |
2017 |
2019 |
2020 |
2021 |
Số lượng (Triệu người) |
5,3 |
5,8 |
6,6 |
7,9 |
8,6 |
6,2 |
0,14 |
(Nguồn: WB, 2022)
Để thể hiện số lượng khách du lịch quốc tế đến Ô-xtrây-li-a giai đoạn 2010 - 2021, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột. B. Đường. C. Tròn. D. Miền.
Câu 51: Cộng hòa Nam Phi án ngữ con đường biển quan trọng giữa
A. Đại Tây Dương và Nam Đại Dương. B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
C. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Câu 52: Vị trí địa lí của Cộng hòa Nam Phi thuận lợi cho phát triển
A. đánh bắt hải sản và giao thông hàng hải.
B. giao thông hàng không và ngành du lịch.
C. giao thương với các trung tâm kinh tế lớn.
D. thương mại với tất cả các nước châu Phi.
Câu 53: Phát biểu nào sau đây đúng với đường bờ biển của Cộng hòa Nam Phi?
A. dài, khá bằng phẳng; nhiều vũng, vịnh biển.
B. dài, khá bằng phẳng; ít vũng, vịnh, cửa sông.
C. khá bằng phẳng, ngắn; ít vịnh biển, bãi triều.
D. khá bằng phẳng, ngắn; nhiều vũng, cửa sông.
Câu 54: Phần lớn lãnh thổ Nam Phi thuộc vào khí hậu
A. nhiệt đới lục địa. B. nhiệt đới gió mùa. C. ôn đới hải dương. D. ôn đới lục địa.
Câu 55: Cộng hòa Nam Phi giàu có về khoáng sản
A. kim cương và vàng. B. dầu mỏ và than đá.
C. khí tự nhiên và sắt. D. đất hiếm và đồng.
Câu 56: Cộng hòa Nam Phi có
A. quy mô dân số rất lớn, mật độ dân số cao. B. tốc độ gia tăng dân số hàng năm khá cao.
C. phân bố dân cư đồng đều giữa các vùng. D. tỉ lệ dân thành thị rất cao và nhiều đô thị.
Câu 57: Cộng hòa Nam Phi có
A. quy mô dân số rất lớn, mật độ dân số cao. B. tốc độ gia tăng dân số hàng năm rất thấp.
C. dân tập trung ở vùng ven biển phía nam. D. tỉ lệ dân thành thị rất cao và nhiều đô thị.
Câu 58: Nguyên nhân chủ yếu gây ra xung đột ở Cộng hòa Nam Phi là
A. sắc tộc, cạnh tranh về kinh tế, thiếu việc làm.
B. suy thoái kinh tế, tham nhũng, bất bình đẳng.
C. tôn giáo, bành trướng về lãnh thổ, tham nhũng.
D. chênh giàu nghèo, mở rộng cư trú, thất nghiệp.
Câu 59: Phát biểu nào sau đây không đúng về Nam Phi?
A. Tình trạng bất bình đẳng và nghèo đói còn rất nặng nề.
B. Tỉ lệ thất nghiệp cao, nhất là người da đen ở các đô thị.
C. Xung đột xảy ra thường xuyên và nhiều lúc rất gay gắt.
D. Hiện nay còn phân biệt chủng tộc nặng nề nhất thế giới.
Câu 60: Cộng hòa Nam Phi là nước
A. có nền kinh tế dẫn đầu châu Phi, GDP khá lớn.
B. công nghiệp, đứng đầu châu Phi về tăng GDP.
C. phát triển, công nghiệp chế biến rất phát triển.
D. phát triển cao, nổi bật với ngành khai khoáng.
Câu 61: Phát biểu nào sau đây đúng với Cộng hòa Nam Phi?
A. Là nước đang phát triển, công nghiệp hóa muộn và chậm.
B. Công nghiệp hóa sớm, tỉ trọng dịch vụ cao và tăng nhanh.
C. Hiện đại hóa nhanh, nhưng tỉ trọng nông nghiệp còn cao.
D. Là nước phát triển, có tỉ trọng công nghiệp chế biến lớn.
Câu 62: Cơ cấu kinh tế của Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 1960 - 2020 có sự chuyển dịch theo hướng
A. giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ.
B. giảm nông nghiệp và công nghiệp, tăng dịch vụ.
C. tăng nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ.
D. tăng công nghiệp và nông nghiệp, giảm dịch vụ.
Câu 63: Hình thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở Nam Phi là
A. hộ gia đình. B. trang trại, C. vùng nông nghiệp. D. hợp tác xã.
Câu 64: Cây lương thực quan trọng hàng đầu ở Nam Phi là
A. cao lương. B. lúa mạch. C. lúa mì. D. ngô.
Câu 65. Cơ cấu ngành kinh tế của Cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch nào sau đây?
A. Dịch vụ giảm, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp tăng.
B. Dịch vụ tăng, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp giảm.
C. Dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng và nông nghiệp giảm.
D. Dịch vụ, công nghiệp - xây dựng giảm và nông nghiệp tăng.
Câu 66. Ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho Liên bang Nga là
A. công nghiệp khai thác dầu khí. B. công nghiệp cơ khí.
C. công nghiệp luyện kim. D. công nghiệp thực phẩm.
Câu 67. Thuận lợi chủ yếu về tự nhiên để ngành công nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi phát triển là
A. dân số đông, lao động chất lượng. B. có trình độ khoa học, kĩ thuật cao.
C. khoáng sản phong phú và đa dạng. D. thu hút vốn đầu tư lớn ngoài nước.
Câu 68. Một trong những thế mạnh để phát triển công nghiệp nhẹ ở Trung Quốc là
A. nguồn lao động đông, giá rẻ. B. chính sách phát triển, vốn lớn.
C. lao động có chuyên môn tốt. D. khí hậu ổn định và thuận lợi.
Câu 69. Nhận định nào sau đây đúng với dải đồng bằng ven biển của Cộng hòa Nam Phi?
A. Chủ yếu là đất phèn, mặn và chua. B. Diện tích lớn, đất phù sa màu mỡ.
C. Nằm ở phía tây bắc và đông nam. D. Chạy dài theo bờ của hai đại dương.
Câu 70. Ngành công nghiệp mũi nhọn của Cộng hòa Nam Phi là
A. sản xuất ô tô. B. hàng tiêu dùng. C. thực phẩm. D. khai khoáng.
Câu 71. Cộng hòa Nam Phi tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương. B. Nam Đại Dương. C. Thái Bình Dương. D. Bắc Băng Dương.
Câu 72. Các ngành công nghiệp chế biến của Ô-xtrây-li-a phân bố chủ yếu
A. phía đông và phía tây. B. phía nam và phía đông.
C. phía bắc và phía nam. D. phía tây và phía bắc.
Câu 73. Cây trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng của Cộng hòa Nam Phi là
A. đậu tương, dừa. B. lúa gạo, ngô, lạc. C. lúa mì, ngô, lạc. D. chè, cà phê, điều.
Câu 74. Quốc gia nào sau đây nằm hoàn toàn bên trong lãnh thổ Cộng hòa Nam Phi?
A. Na-mi-bi-a. B. E-xoa-ti-ni. C. Bốt-xoa-na. D. Lê-xô-thô.
Câu 75. Ở ven biển của Cộng hòa Nam Phi có dãy núi nào sau đây?
A. Đrê-ken-béc. B. At-lát. C. Kép. D. Ca-la-ha-ri.
Câu 76. Ngành công nghiệp nào sau đây chiếm phần lớn giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản?
A. Công nghiệp hóa chất. B. Công nghiệp chế tạo.
C. Công nghiệp điện tử. D. Công nghiệp luyện kim.
Câu 77. Cây trồng nào chiếm vị trí quan trọng nhất trong trồng trọt ở Trung Quốc?
A. Chè, cao su. B. Củ cải đường. C. Lương thực. D. Mía đường.
Câu 78. Ngành ngoại thương của Nhật Bản đứng sau những quốc gia nào sau đây?
A. Hoa Kì, Ấn Độ, Trung Quốc. B. Hoa Kì, Đức, Trung Quốc.
C. Liên Bang Nga, Đức, Pháp. D. Trung Quốc, Anh, Hoa Kì.
Câu 79. Trung tâm công nghiệp chính của Cộng hòa Nam Phi không phải là
A. Po Ê-li-da-bét. B. Đuốc-ban. C. Kếp-tao. D. Prê-tô-ri-a.
Câu 80. Địa hình của Cộng hòa Nam Phi chủ yếu là
A. đồng bằng, sơn nguyên. B. núi, cao nguyên và đồi.
C. trung du, đồi, núi thấp. D. núi cao, đảo, đồng bằng.
Câu 81. Cộng hòa Nam Phi thu hút được vốn đầu tư lớn từ các quốc gia nào sau đây?
A. Hoa Kì, Anh, Pháp. B. Anh, Bra-xin, Nga. C. Hàn Quốc, Nhật Bản. D. Trung Quốc, Đức.
Câu 82. Loại hình vận tải nào sau đây có vai trò quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của vùng Đông Xi-bia?
A. Đường sông. B. Hàng không. C. Đường sắt. D. Đường biển.
Câu 83. Ngành công nghiệp quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất công nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi là
A. điện tử - tin học. B. sản xuất ô-tô.
C. công nghiệp thực phẩm. D. khai thác khoáng sản.
Câu 84. Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của
A. công cuộc hiện đại hóa. B. cải cách trong ruộng đất.
C. cuộc cách mạng văn hóa. D. công cuộc đại nhảy vọt.
Câu 85. Vị trí của Cộng hòa Nam Phi
A. nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam. B. nằm phía tây bắc của châu Phi.
C. phía bắc giáp với chí tuyến Bắc. D. phía tây bắc giáp với đại dương.
Câu 86. Phát biểu nào sau đây không đúng về Ô-xtrây-li-a?
A. Xuất khẩu lớn nông sản, khoáng sản. B. Các ngành kinh tế có công nghệ cao.
C. Có nền kinh tế phát triển năng động. D. Đứng đầu thế giới về tổng thu nhập.
Câu 87. Cơ cấu ngành kinh tế của Cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch nào sau đây?
A. Dịch vụ giảm, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp tăng.
B. Dịch vụ tăng, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp giảm.
C. Dịch vụ, công nghiệp - xây dựng giảm và nông nghiệp tăng.
D. Dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng và nông nghiệp giảm.
Câu 88. Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở
A. miền Đông. B. miền Bắc. C. miền Tây. D. miền Nam.
II, TỰ LUẬN
1.
- Đất đai ở Cộng hòa Nam Phi khá đa dạng nhưng chủ yếu là đất nâu đỏ, ít màu mỡ, nhưng có thể phát triển đồng cỏ chăn nuôi.
- Đất đỏ feralit màu mỡ chiếm khoảng 12% diện tích, tập trung ở tỉnh Kwa-du-lu Nây-tô và Đông Kếp, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả.
2.
+ Dân số đông, tăng nhanh nên Cộng hòa Nam Phi có lực lượng lao động dồi dào
+ Gặp nhiều vấn đề như sức ép về việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Việc phân bố dân cư không đều ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.
+ Dân cư đa dân tộc dẫn đến vấn đề phân biệt chủng tộc
3.
- Đại bộ phận của CH Nam Phi nằm trên cao nguyên rộng lớn, có cấu tạo nhiều bậc, độ cao trung bình khoảng 2000m, địa hình cao dần về phía đông nam.
- Diện tích các đồng bằng ít, chỉ có các đồng bằng ven biển và ven sông.
- Trình bày ảnh hưởng của vị trí địa lí sự đến phát triển kinh tế Cộng hòa Nam Phi.
Vị trí địa lí tạo thuận lợi cho Cộng hòa Nam Phi giao thương với các nước trong khu vực và quốc tế, phát triển các ngành kinh tế biển, đặc biệt là giao thông hàng hải và khai thác hải sản.
- Tính cán cân xuất nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng, kĩ năng đọc bản đồ, vẽ biểu đồ
MÔN TIN HỌC
Chủ đề 6. Thực hành tạo và khai thác cơ sở dữ liệu
Xác định cấu trúc bảng và các trường khóa
Thực hành tạo lập CSDL, tạo lập, cập nhập và truy xuất dữ liệu các bảng đơn giản.
Thực hành tạo lập các bảng có khóa ngoài, cập nhật bảng dữ liệu có tham chiếu, truy xuất dữ liệu qua liên kết bảng
Thực hành: Sao lưu dữ liệu
Chủ đề 7. Phần mềm chỉnh sửa ảnh
Phần mềm chỉnh sửa ảnh
Công cụ chọn và công cụ tinh chỉnh màu sắc
Công cụ vẽ và một số ứng dụng
Tạo ảnh động
MÔN VẬT LÝ
MÔN HOÁ HỌC
STT |
Chủ đề |
Đơn vị kiến thức |
|
1 |
Chương 5 DẪN XUẤT HALOGEN – ALCOHOL – PHENOL |
Dẫn xuất halogen |
|
Alcohol |
|||
Phenol |
|||
2 |
Chương 6 HỢP CHẤT CARBONYL (ALDEHYDE – KETONE) – CARBOXYLIC ACID |
Andehit - Xeton |