Lớp 7
Môn Ngữ Văn 7
PHẦN A: CÂU HỎI
I. ĐỌC HIỂU
Bài số 1
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
Đọc văn bản sau:
Ngày 22 tháng 4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970. Từ đó đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham gia tổ chức này, với quy mô và nội dung thiết thực về bảo vệ môi trường.
Ngày Trái Đất hằng năm được tổ chức theo những chủ đề liên quan đến những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất của từng nước hoặc từng khu vực.
Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao bì ni lông”.
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ(1) của pla-xtíc(2). Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi.
Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi(3) gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin(4) có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết(5), giảm khả năng miễn dịch(6), gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh(7) cho trẻ sơ sinh.
[…]
(1) Phân hủy: (hiện tượng một chất) phân chia thành những chất khác nhau, không còn mang tính chất của chất ban đầu
(2) Pla-xtíc: chất dẻo
(3) Ca-đi-mi: một kim loại, sản phẩm phụ của quá trình sản xuất kẽm, chì, đồng từ quặng
(4) Đi-ô-xin: chất rắn, không màu, rất độc, chỉ cần nhiễm một lượng nhỏ cũng đủ nguy hiểm
(5) Tuyến nội tiết: tuyến mà chất tiết ra của nó ngấm thẳng vào máu, có tác dụng bảo đảm hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể
(6) Miễn dịch: (trạng thái của cơ thể) chống lại được một bệnh nào đó
(7) Dị tật bẩm sinh: hiện tượng biến đổi bất thường về hình dạng của bộ phận nào đó trong cơ thể (dị tật) đã có từ khi sinh ra (bẩm sinh)
(Theo Tài liệu của Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 Văn bản trên thuộc thể loại nào?
Câu 2 Theo văn bản, điều gì là nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại với môi trường tự nhiên?
Câu 3 Văn bản trên được viết nhằm mục đích gì?
Câu 4 Từ nội dung văn bản, anh chị thấy cần cần phải làm gì để giảm tác hại của bao bì ni lông?
Câu 5 Bản thân em sẽ làm gì với bao bì ni lông sau khi đã sử dụng? (Trả lời từ 5 – 7 câu)
Bài số 2
Đọc đoạn trích sau:
“...Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
....
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
(Trích Quê hương – Đỗ Trung Quân)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 Đoạn trích được viết theo thể thơ gì?
Câu 2 Chỉ ra những hình ảnh được so sánh với quê hương
Câu 3 Anh chị hiểu như thế nào về 2 dòng thơ sau:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Câu 4 Theo anh/chị, tại sao chúng ta phải nuôi dưỡng tình yêu quê hương?
Câu 5 Anh/chị hãy trình bày một vài biểu hiện tình yêu quê hương của bản thân.
Bài số 3
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần.
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
(Trích Khi con tu hú – Tố Hữu)
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ gì?
Câu 2. Xác định nhịp thơ của hai câu thơ sau:
“Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
Câu 3. Chỉ ra pháp tu từ và tác dụng nghệ thuật trong hai câu thơ sau:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”.
Câu 4. Em hãy cho biết thông điệp mà bài thơ gửi đến người đọc là gì?
Câu 5. Qua bài thơ, anh / chị có nhận xét gì về tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng? (Trả lời bằng đoạn văn từ 5 đến 7 dòng)
Bài số 4
Đọc văn bản sau:
(1) Những ai tự hào với với kết quả công việc của mình và luôn cố gắng tạo ra trải nghiệm ngày càng ý nghĩa hơn cho người thưởng thức là những người luôn thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ngay cả nhân viên phục vụ ở tiệm bán thức ăn nhanh cũng có thể được xem là thành công khi anh ta dốc hết sức mình cho công việc: vừa nhận đơn đặt hàng qua điện thoại, vừa tươi cười với thực khách, vừa nhanh tay đóng gói thực phẩm khách mua về....
(2) Bất cứ việc gì cũng đòi hỏi chúng ta phải thật sự chú tâm, giống như những nghệ sĩ trên sân khấu. Nếu bạn làm vì niềm vui, sự phấn khởi, vì những thử thách mà công việc ấy mang đến cho bạn và lòng tự hào về những gì làm được, bạn sẽ không ngừng phát triển bản thân. Nếu làm việc chỉ vì danh tiếng, tư lợi bạn sẽ dậm chân tại chỗ. Suy cho cùng, sự khen tặng, ái mộ mọi người dành cho bạn rồi cũng tan biến đi, khi cảm giác mới lạ trong họ không còn nữa. Còn nếu bạn muốn lặp lại những việc tương tự chỉ để nhận lấy những lời khen cũ rích thì bạn sẽ chẳng có động lực nội tại nào thúc đẩy bản thân tiến bước xa hơn.
(Trích, 10 qui luật cuộc sống- Dan Sulivan Catherine Nomura,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 49 - 50).
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn vản là gì?
Câu 2. Xác định phép liên kết được tác giả sử dụng trong đoạn (2).
Câu 3. Cho biết tác dụng của phép so sánh trong câu văn: “Bất cứ việc gì cũng đòi hỏi chúng ta phải thật sự chú tâm, giống như những nghệ sĩ trên sân khấu.”
Câu 4. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì?
Câu 5. Anh/ chị rút ta được bài học gì từ văn bản (Trả lời bằng đoạn văn 5 đến 7 câu)
II. VIẾT
Bài số 1.
Anh/chị hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người trong gia đình mà mình kính yêu nhất.
Bài số 2.
Xã hội càng hiện đại, càng phát triển lại kéo theo những hệ lụy một trong số đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận bàn về những giải pháp ngăn chặn hiểm họa này.
Bài số 3.
Anh/chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về những việc cần làm để trở thành một công dân tốt trong xã hội hiện nay.
Bài số 4.
Anh/chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống.
PHẦN B: GỢI Ý TRẢ LỜI
I. ĐỌC HIỂU
Bài số 1.
Câu |
Nội dung |
1 |
Thể loại: văn bản thông tin |
2 |
Việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ(1) của pla-xtíc |
3 |
Cung cấp thông tin về Ngày Trái đất và tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông từ đó kêu gọi việc sử dụng có ý thức sản phẩm này |
4 |
Cần phải làm gì để giảm tác hại của bao bì ni lông: - Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông. - Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết. - Sử dụng các túi đựng không phải bằng ni lông mà bằng giấy, lá, nhất là khi dùng để gọi thực phẩm. - Tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cho mọi người biết. |
5 |
Nêu được một số hành động của bản thân với bao bì ni lông sau khi đã sử dụng: Không vứt bừa bãi ra môi trường, giặt phơi khô để dùng lại, thu gom để đem tái chế,... |
Bài số 2.
Câu |
Nội dung |
1 |
Thể loại: thơ sáu chữ |
2 |
Quê hương được so sánh với hình ảnh: vòng tay ấm, đêm trăng tỏ, mẹ |
3 |
Gợi ý: - Ai cũng có một quê hương duy nhất, quê hương mà nơi nuôi dưỡng, chở che chúng ta suốt cả một đời |
4 |
Lý do phải nuôi dưỡng tình yêu quê hương - Quê hương là thiêng liêng đối với một con người - Yêu quê hương là một biểu hiện của yêu nước - Quê hương là nơi ta sinh ra lớn lên, lưu giữ kí ức tuổi thơ - Là chốn bỉnh yên ta quay về sau dông bão của cuộc đời … |
5 |
Việc làm: - Luôn nuôi dưỡng lòng tự hao về quê hương - Quảng bá những nét đẹp, bản sắc của quê hương - Học tập, làm việc thật tốt để trở thành niềm tự hào của quê hương - Có những việc làm cụ thể để giúp đỡ, phát triển quê hương |
Bài số 3.
Câu |
Nội dung |
1 |
Thể thơ: thơ lục bát |
2 |
Nhịp thơ: 3/3 và 4/4 |
3 |
Biện pháp tu từ: nói quá Tác dụng: nhấn mạnh, gây ấn tượng về khao khát tự do của người tù |
4 |
Thông điệp của đoạn thơ: Khát vọng tự do và tình yêu quê hương đất nước của người tù |
5 |
- Nêu được cảm nhận về tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng trong ngục giam tăm tối.. - Nhận xét được tâm trạng xuyên suốt bài thơ là sự khao khát tự do, tiếng tu hú chính là tiếng gọi tha thiết của tự do với người chiến sĩ cách mạng. |
Bài 4.
Câu |
Nội dung |
1 |
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận |
2 |
Phép liên kết:phép nối Nếu bạn, nếu làm việc, suy cho cùng, còn nếu |
3 |
- Tác dụng: làm cho câu văn giàu hình ảnh, gợi tả, dễ hình dung về tác dụng của việc chú tâm khi làm việc |
4 |
Nội dung: Bàn về ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm và sự chú tâm trong công việc |
5 |
- Học viên rút ra được bài học cho riêng mình - Gợi ý: + Làm việc gì cũng phải đặt hết tâm trí của mình vào công việc + Phải đề cao tinh thần trách nhiệm khi sống và làm việc + ... |
II. VIẾT
Bài viết có thể thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhung phải đúng yêu cầu về nội dung hình thức quy định của kiểu bài, đúng chính tả, ngữ pháp. Đảm bảo được các ye1 cơ bản sau
Bài 1.
MB: - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận
TB:- Thể hiện rõ ràng về hành động
- Trình bày ít nhất hai luận điểm cụ thể. Ví dụ:
+ học tập thật tốt để trở thành người có ích;
+ tuân thủ luật pháp để trở thành công dân ưu tú, …
- Đưa ra dẫn chứng thuyết phục
- Sắp xếp các dẫn chứng hợp lí
KB: Khẳng định ý kiến và giải pháp của bản thân
Bài 2.
MB: Giới thiệu vấn đề ô nhiễm môi trường
TB:- Thể hiện rõ ràng quan điểm vấn đề
- Trình bày hai lí lẽ cụ thể
- Đưa ra dẫn chứng thuyết phục
- Sắp xếp các dẫn chứng hợp lí,. Có thể theo hướng:
+ Giải thích môi trường, bảo vệ môi trường
+ Tại sao phải bảo vệ môi trường?
+ Giải pháp bảo vệ môi trường
KB: Khẳng định ý kiến bản thân và giải pháp
Bài 3.
MB: - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận
TB: Thể hiện rõ ràng về những việc cần làm
- Trình bày ít nhất hai luận điểm.
Ví dụ: học tập thật tốt để trở thành người có ích; tuân thủ luật pháp để trở thành công dân ưu tú, …
- Đưa ra dẫn chứng thuyết phục
- Sắp xếp các dẫn chứng hợp lí
KB: Khẳng định ý kiến bản thân và giải pháp cá nhân
Bài 4.
- Giải thích được nghĩa tha thứ là gì? Là biết bỏ qua lỗi lầm của họ…
- Biểu hiện của tha thứ: cảm thông, rộng lượng trước sai lầm của người khác, tạo điều kiện để người khác sửa sai…
- Ý nghĩa:
+ Giúp ta biết sửa chữa sai lầm
+ Biết buông bỏ hận thù
+ Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp
+ …
- Khẳng định lại giá trị của tha thứ
Môn Tiếng Anh 7
- Vocabulary : Unit 7,8
- Reading : Unit 7,8
- Grammar:
- Tenses : Present ( Hiện tại), Future (Tương lai), Past (quá khứ)
- Order of adjectives (trật tự các tính từ )
- Comparisons: So sánh bằng, so sánh với LIKE, DIFFERENT
- Conjunctions: BECAUSE, BUT, HOWEVER, ALTHOUGH
- Word forms : Ghi trong vở, phần nội dung ôn tập HK2 ( celebrate, decorate, tradition, reliable, comfort)
Môn Toán 7
Câu 1. ( 3,0 điểm)
- Tìm 2 số a và b biết:
b) Bài toán tỉ lệ thuận (nghịch).
c) Viết biểu thức đại số biểu thị thể tích của một hình hộp chữ nhật.
Câu 2. (2,0 điểm) Bài toán xác suất.
Trong hộp kín có chứa một số quả bóng đánh số và các biến cố.
a/ Trong các biến cố trên, chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể.
b/ Tính xác suất của một trong các biến cố trên.
Câu 3. (1,5 điểm)
Cho hai đa thức A(x); B(x).
a/ Thu gọn và sắp xếp hai đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến.
b/ Tìm đa thức M(x) sao cho B(x) = A(x) + M(x).
Câu 4. (2,5 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC).
a) Chứng minh tam giác bằng nhau, sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.
b) Chứng minh tam giác cân (Sử dụng dấu hiệu 2 cạnh bên bằng nhau của tam giác).
Câu 5: (1,0 điểm) Bài toán thực tế
Xác định vị trí cách đều 3 đỉnh của tam giác cho bởi hình ảnh thực tế.
Môn Tin học 7
Chủ đề 4: Ứng dụng Tin học
Bài 9. Định dạng trang tính, chèn thêm và xóa hàng, cột
Bài 10. Sử dụng hàm để tính toán
Bài 11. Tạo bài trình chiếu
Bài 12. Sử dụng ảnh minh họa, hiệu ứng động trong bài trình chiếu
Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Bài 13. Thuật toán tìm kiếm
Bài 14. Thuật toán sắp xếp
Môn KHTN 7
Câu 1. Hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào sau đây?
A. Ti thể. B. Lục lạp. C. Lysosome D. Ribosome.
Câu 2. Tốc độ của vật là
A. quãng đường vật đi được.
B. thời gian vật đi hết quãng đường.
C. quãng đường vật đi được trong 1 s.
D. thời gian vật đi hết quãng đường 1 m.
Câu 3. Chúng ta cần phải bảo vệ những loài côn trùng có lợi không phải vì lí do nào sau đây?
A. Vì một số loài côn trùng giúp tăng tỉ lệ đậu hoa.
B. Vì một số loài côn trùng hỗ trợ thụ phấn tự nhiên cho hoa.
C. Vì một số loài côn trùng là thiên địch bảo vệ mùa màng trong nông nghiệp.
D. Vì một số loài côn trùng đem lại nguồn lợi ích kinh tế cho con người.
Câu 4. Để biểu diễn các nốt nhạc bằng đàn, người ta thường dùng đàn nhiều dây, nhưng người ta cũng sử dụng loại đàn một dây là đàn bầu. Để thay đổi âm phát ra từ dây đàn bầu người ta làm như sau
A. Vừa đánh đàn, vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn bằng một cần đàn.
B. Điều chỉnh độ dài của dây đàn khi đánh.
C. Vặn cho dây đàn căng vừa đủ trước khi đánh.
D. Cả 3 phương án đúng.
Câu 5. Phần trăm về khối lượng của Mg trong hợp chất MgO là
A. 40%. B. 60%. C. 20%. D. 50%.
Câu 6. Đa số các loài thực vật có mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới vì
A. mặt trên chứa ít tế bào thịt lá.
B. mặt trên của lá tập trung nhiều lục lạp.
C. mặt dưới của lá tập trung nhiều lục lạp.
D. mặt dưới có nhiều hệ gân lá.
Câu 7. Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác gọi là
A. chuyển hóa năng lượng. B. sinh trưởng.
C. hô hấp tế bào. D. trao đổi chất.
Câu 8. Tại sao khi có dòng điện chạy qua cuộn dây thì đinh sắt lại hút được kẹp giấy?
A. Vì khi đó đinh sắt nóng lên và hút được kẹp giấy.
B. Vì khi đó đinh sắt giống như nam châm.
C. Vì khi đó đinh sắt bị nhiễm điện và hút được kẹp giấy.
D. Vì khi đó đinh sắt có dòng điện chạy qua và hút được kẹp giấy.
Câu 9. Bạn A đi bộ đến thư viện lấy sách với tốc độ không đổi là 1 m/s. Biết quãng đường từ nhà đến thư viện là 0,7 km. Hỏi bạn A đi mất bao nhiêu lâu?
A. 11,67 phút. B. 10 phút. C. 40 phút. D. 30 phút.
Câu 10. Chọn phát biểu sai. Vật cản sáng (chắn sáng) là vật?
A. Cản đường truyền của ánh sáng. B. Không cho ánh sáng truyền qua.
C. Cho ánh sáng truyền qua. D. Đặt trước mắt người quan sát.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các yếu tố ảnh hưởng tới hô hấp tế bào?
A. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong tế bào.
B. Nồng độ oxygen giảm thấp (dưới 5%) thì quá trình hô hấp càng tăng.
C. Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp ở sinh vật là 30 – 35oC.
D. Nồng độ carbon dioxide trong không khí thuận lợi cho hô hấp tế bào là 0,03%.
Câu 12. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong mỗi nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau.
(2) Điện tích hạt nhân bằng tổng điện tích của các hạt proton trong nguyên tử.
(3) Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.
(4) Proton và electron có khối lượng xấp xỉ bằng nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Hóa trị của Al trong hợp chất Al2O3 là
A. II. B. IV. C. III. D. I.
Câu 14. Nguyên tố hóa học nào giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người?
A. Helium. B. Oxygen. C. Iodine. D. Chlorine.
Câu 15. Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được hình thành
A. từ rễ của cây.
B. từ lá của cây.
C. từ một phần của thân cây.
D. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây.
Câu 16. Nếu quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng bị ngừng lại thì
A. sinh vật vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
B. sinh vật vẫn tồn tại nhưng sức sống yếu.
C. các chức năng sống của sinh vật không được duy trì và sinh vật sẽ chết.
D. sinh vật sẽ thiếu protein cấu tạo nên tế bào.
Câu 17. Quá trình sao sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật?
A. Bài tiết mồ hôi.
B. Phân giải protein trong tế bào.
C. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
D. Thực vật lấy carbon dioxide và thải oxygen.
Câu 18. Người ta thường cho các loại cây thủy sinh vào bể kính nuôi cá cảnh vì
A. để cá sử dụng cây thủy sinh làm thức ăn.
B. để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cá.
C. để cung cấp thêm oxygen từ quá trình quang hợp của cây giúp cá hô hấp.
D. để cung cấp thêm carbon dioxide từ quá trình quang hợp của cây giúp cá hô hấp.
Câu 19. Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành
A. điện năng. B. hoá năng. C. nhiệt năng. D. cơ năng.
Câu 20. Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì?
A. Giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông.
B. Để các xe đi đúng làn đường.
C. Để các xe không vượt quá tốc độ cho phép.
D. Tất cả các đáp án.
Câu 21. Người ta nhận thấy rằng chó là loài động vật nghe được các âm thanh rất tốt và rất nhạy. Đặc biệt khi ngủ chó vẫn cảm nhận được các âm thanh lạ và nhỏ rất nhanh. Vì sao lại như vậy?
A. Tai chó to hơn nên nghe to hơn.
B. Chó có thể nghe được các âm thanh như hạ âm, siêu âm mà con người không thể nghe được.
C. Tai chó rất nhạy với âm, mặt khác khi ngủ chó thường áp tai xuống đất mà đất truyền âm tốt hơn không khí do vậy chó cảm nhận nhanh hơn.
D. Bản chất của chó là phát hiện các âm thanh lạ, nhỏ.
Câu 22. Cơ thể đơn bào
A. gồm nhiều tế bào và thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các tế bào.
B. chỉ gồm hai tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các tế bào.
C. chỉ gồm một tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.
D. chỉ gồm hai tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.
Câu 23. Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể?
A. Kìm hãm quá trình sinh sản ở các loài sinh vật.
B. Cung cấp nguyên liệu cấu tạo, thực hiện chức năng của tế bào và cơ thể.
C. Là điều kiện cơ bản giúp duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển.
D. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 24. Bảng dưới đây ghi lại kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:
Sau khi tính toán người ta thu được tốc độ trung bình của bạn học sinh trong các lần chạy là 7,27 m/s. Thời gian chạy lần thứ hai của bạn học sinh đó là
A. 13,75 s. B. 13,85 s. C. 13,66 s. D. 13,70 s.
Câu 25. Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?
A. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
B. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.
C. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.
D. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
Câu 26. Bào quan lục lạp trong tế bào thịt lá có vai trò gì với chức năng quang hợp?
A. Chứa chất diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
B. Dẫn nước cho quá trình quang hợp.
C. Giúp cho hơi nước đi vào trong lá.
D. Giúp cho khí carbon dioxide đi vào trong lá.
Câu 27. Chất nào sau đây là chất ion?
A. CO2. B. CH4. C. CaCl2. D. HCl.
Câu 28. Quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng gọi là
A. quang hợp. B. sinh trưởng. C. tổng hợp. D. phân giải.
Câu 29. Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo tốc độ của một vật?
A. Cân.
B. Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang.
C. Nhiệt kế.
D. Lực kế.
Câu 30. Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…” trong câu để được câu hoàn chỉnh:
Đồ thị …. mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian đi hết quãng đường đó.
A. tất cả các đáp án. B. vận tốc – thời gian.
C. gia tốc – thời gian. D. quãng đường – thời gian.
Câu 31. Hóa trị của potassium trong hợp chất K2O là
A. IV. B. I. C. III. D. II.
Câu 32. Trong nguyên tử, hạt mang điện tích âm là
A. hạt proton. B. hạt nhân. C. hạt electron. D. hạt neutron.
Câu 33. Hãy xác định câu nào sau đây là sai?
A. Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao.
B. Khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to.
C. Hz là đơn vị tần số.
D. Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm.
Câu 34. Quá trình sinh sản ở sinh vật được diễn ra định kì ở mỗi loài là do yếu tố nào tham gia quá trình điều hòa sinh sản?
A. Yếu tố thức ăn. B. Yếu tố hormone. C. Yếu tố nhiệt độ. D. Yếu tố độ ẩm.
Câu 35. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi N hóa trị IV và oxygen là
A. NO2. B. N2O. C. NO. D. N2O3.
Câu 36. Hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra chủ yếu ở những cấp độ nào sau đây?
A. Tế bào và cơ thể. B. Mô và cơ thể. C. Mô và cơ quan. D. Tế bào và mô.
Câu 37. Cho sơ đồ nguyên tử nitrogen như sau:
Số hạt mang điện trong nguyên tử nitrogen là
A. 21. B. 14.
C. không xác định được. D. 7.
Câu 38. Cho thanh nam châm có các từ cực như hình vẽ, em hãy chỉ ra chiều của các đường sức từ tại điểm A, B?
A. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ trên xuống dưới và tại B có chiều từ dưới lên trên.
B. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ trên xuống dưới.
C. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ dưới lên trên.
D. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ dưới lên trên và tại B có chiều từ trên xuống dưới.
Câu 39. Hành vi nào sau đây không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông?
A. Đáp ứng khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông.
B. Đi quá tốc độ và ép sát với xe phía trước.
C. Tuân thủ đúng tốc độ tối đa cho phép trên làn đường.
D. Tuân thủ đúng tốc độ tối thiểu cho phép trên làn đường.
Câu 40. Biện pháp nào dưới đây giúp điều khiển thụ tinh ở động vật đạt hiệu quả nhất?
A. Thay đổi các yếu tố môi trường. B. Thụ tinh nhân tạo.
C. Sử dụng chất kích thích tổng hợp. D. Sử dụng hormone.
Câu 41. Đâu không phải là mục đích của việc điều khiển sinh sản ở động vật?
A. Điều khiển giới tính. B. Điều khiển thời điểm sinh sản.
C. Điều khiển số con. D. Điều khiển tuổi thọ.
Câu 42. Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?
A. Vật liệu có điện tính. B. Vật liệu từ.
C. Vật liệu bị hút. D. Vật liệu bằng kim loại.
Câu 43. Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là
A. vôn kế. B. nhiệt kế. C. tốc kế. D. ampe kế.
Câu 44. Vì sao thân non có màu xanh lục có khả năng quang hợp?
A. Vì thân non có thể dẫn truyền các chất.
B. Vì thân cây non có nhiều chất dinh dưỡng.
C. Vì thân cây non có chứa chất diệp lục.
D. Vì thân cây non được cung cấp đầy đủ nước.
Câu 45. Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm
A. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
B. duy trì sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
C. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại lâu dài.
D. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật.
Câu 46. Vì sao không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ kín?
A. Vì ban ngày cây quang hợp, lấy carbon dioxide và thải ra oxygen, thừa oxygen quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
B. Vì hoa và cây xanh tỏa ra mùi hương khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe.
C. Vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng vẫn diễn ra hô hấp, cây lấy oxygen và thải ra carbon dioxide dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
D. Vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng vẫn diễn ra hô hấp, cây lấy carbon dioxide và thải ra oxygen dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
Câu 47. Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời được chuyển thành dạng năng lượng nào sau đây?
A. Quang năng. B. Hóa năng. C. Thế năng. D. Cơ năng.
Câu 48. Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó?
A. Các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối thiểu 40 km/h.
B. Cho phép các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ 40 km/h.
C. Cho các phương tiện ưu tiên được chạy với tốc độ 40 km/h.
D. Cấm các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ 40 km/h, trừ các phương tiện ưu tiên.
Câu 49. Trường hợp nào dưới đây xảy ra hiện tượng phản xạ khuếch tán?
A. Ánh sáng chiếu tới mặt gương.
B. Ánh sáng chiếu tới bề mặt kim loại sáng bóng.
C. Ánh sáng chiếu tới mặt nước.
D. Ánh sáng chiếu tới tấm thảm len.
Câu 50. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì
A. tế bào có khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới.
B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
C. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể.
D. phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.
Câu 51. Dựa trên những quan sát và phân tích, có thể đưa ra dự đoán về câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Hoạt động này thuộc bước nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?
A. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu. B. Thực hiện kế hoạch.
C. Hình thành giả thuyết. D. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
Câu 52. Trong thí nghiệm phát hiện sự tạo thành khí trong quá trình quang hợp, đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nhằm mục đích là
A. cung cấp khí carbon dioxide.
B. hong khô ống nghiệm.
C. xác định xem có khí oxygen thoát ra hay không.
D. loại bỏ vi khuẩn xung quanh ống nghiệm.
Câu 53. Camera của thiết bị bắn tốc độ ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5m là 0,25s. Tốc độ của ô tô là
A. 20 km/h. B. 0,05 km/h. C. 0,05 m/s. D. 20 m/s.
Câu 54. Dựa vào bảng bên, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:
Họ và tên |
Quãng đường |
Thời gian |
Trần Dự |
100 m |
10 |
Nguyễn Đào |
100 m |
11 |
Ngô Khiêm |
100 m |
9 |
Lê Mỹ |
100 m |
12 |
A. Trần Dự. B. Lê Mỹ. C. Nguyễn Đào. D. Ngô Khiêm.
Câu 55. Sau khi đã thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm. Đây là kĩ năng nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
A. Kĩ năng dự báo. B. Kĩ năng quan sát.
C. Kĩ năng liên kết. D. Kĩ năng phân loại.
Câu 56. Trường hợp nào sau đây có cường độ hô hấp tế bào mạnh nhất?
A. Người đang chơi thể thao. B. Người đang ngồi.
C. Người đang đi bộ. D. Người đang ngủ.
Câu 57. Phát biểu nào không đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở thực vật?
A. Thụ tinh là sự kết hợp của giao tử đực với giao tử cái để tạo thành hợp tử.
B. Quả do đầu nhụy phát triển thành, quả lớn lên được là do tế bào phân chia.
C. Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc lên đầu nhụy.
D. Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật hạt kín.
Câu 58. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị tốc độ?
A. km/h. B. m.s. C. s/m. D. km.h.
Câu 59. Khối lượng phân tử H2O là
A. 17 amu. B. 18 gam. C. 18 amu. D. 18 kg.
Câu 60. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi P hóa trị III và hydrogen là
A. P2H3. B. PH3. C. PH. D. HP3.
Câu 61. Thành phần nào sau đây là chất mà cơ thể người thải ra?
A. Chất béo. B. Oxygen. C. Carbon dioxide. D. Chất dinh dưỡng.
Câu 62. Chất nào sau đây là đơn chất?
A. Acetic acid. B. Calcium oxide. C. Ozone. D. Carbon monoxide.
Câu 63. Để đo thời gian một viên bi sắt chuyển động trên máng nghiêng người ta dùng dụng cụ đo nào sau đây?
A. Dao động kí.
B. Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện.
C. Đồng hồ treo tường.
D. Thước dây.
Câu 64. Bạn B đi từ nhà đến trường hết 20 phút và với tốc độ 5 m/s. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường của bạn B là bao nhiêu?
A. 6000 m. B. 750 m. C. 125 m. D. 1250 m.
Câu 65. Chùm tia song song là chùm tia gồm
A. các tia sáng không giao nhau. B. các tia sáng gặp nhau ở vô cực.
C. các tia phân kì. D. các tia sáng hội tụ.
Câu 66. Để đảm bảo an toàn giao thông, người lái xe cần
A. đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy,…
B. tất cả các đáp án đều đúng.
C. chủ động điều chỉnh tốc độ của xe cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế.
D. tuân thủ tốc độ cho phép trên từng làn đường.
Câu 67. Chọn đáp án sai về từ trường Trái Đất.
A. Cực Nam địa lí không trùng cực Nam địa từ.
B. Cực Bắc địa lí và cực Bắc địa từ trùng nhau.
C. Trái Đất là một nam châm khổng lồ.
D. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
Câu 68. Cho nguyên tử magnesium có 12 proton trong hạt nhân. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong nguyên tử magnesium có 12 hạt mang điện tích.
B. Nguyên tử magnesium có 3 lớp electron.
C. Magnesium có số đơn vị điện tích hạt nhân là 12.
D. Magnesium có 12 electron ở lớp vỏ nguyên tử.
Câu 69. Một vật chuyển động thẳng có đồ thị quãng đường – thời gian như hình vẽ.
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vật chuyển động từ vị trí cách mốc O là 5m.
B. Vật chuyển động từ vị trí A.
C. Vật chuyển động cách vị trí O 20m.
D. Vật chuyển động từ vị trí O.
Câu 70. Ưu điểm của hình thức sinh sản hữu tính so với hình thức sinh sản vô tính là
A. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp duy trì khả năng thích nghi của thế hệ sau với môi trường sống ổn định.
B. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.
C. có thể tạo ra được một số lượng cá thể con rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn từ một cá thể mẹ ban đầu.
D. có thể thực hiện được ngay cả trong trường hợp số lượng cá thể của loài bị giảm sút nghiêm trọng.
Câu 71. Vì sao các loại hạt được đem phơi khô trước khi đưa vào kho bảo quản?
A. Vì để tăng hàm lượng nước trong hạt, giảm cường độ hô hấp của tế bào.
B. Vì để tăng hàm lượng nước trong hạt, tăng cường độ hô hấp của tế bào.
C. Vì để giảm hàm lượng nước trong hạt, tăng cường độ hô hấp của tế bào.
D. Vì để giảm hàm lượng nước trong hạt, giảm cường độ hô hấp của tế bào.
Câu 72. Quá trình hô hấp tế bào sử dụng nguyên liệu là chất nào sau đây?
A. Carbon dioxide. B. ATP. C. Nước D. Glucose.
Câu 73. Cách nào dưới đây có thể làm thay đổi cực từ của nam châm điện?
A. Thay đổi dòng điện chạy qua các vòng dây.
B. Sử dụng dây dẫn to để quấn quanh lõi sắt.
C. Sử dụng dây dẫn nhỏ để quấn quanh lõi sắt.
D. Sử dụng lõi thép có kích thước giống hệt lõi sắt để thay cho lõi sắt.
Câu 74. Một nam châm có đặc tính nào dưới đây?
A. Có thể hút các vật bằng sắt.
B. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
C. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
D. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vụn sắt.
Câu 75. Phương pháp thụ phấn nhân tạo được thực hiện theo cách nào sau đây?
A. Quét để lấy noãn ở hoa cái rồi đưa noãn vào hạt phấn của hoa đực.
B. Quét để lấy noãn ở hoa cái rồi đưa noãn vào chỉ nhị của hoa đực.
C. Quét để lấy hạt phấn ở hoa đực rồi đưa hạt phấn vào nhụy của hoa cái.
D. Quét để lấy hạt phấn ở hoa đực rồi đưa hạt phấn vào nhị của hoa cái.
Câu 76. Số thứ tự chu kì của bảng tuần hoàn được xác định bằng
A. số hiệu nguyên tử. B. số electron ở lớp ngoài cùng.
C. số lớp electron. D. số electron.
Câu 77. Nguyên tố nào sau đây là khí hiếm?
A. Hydrogen. B. Helium. C. Sodium. D. Nitrogen.
Câu 78. Cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết vì
A. cây hút được quá nhiều nước, làm dư thừa nước.
B. cây hút được quá nhiều chất dinh dưỡng, gây độc cho cây.
C. rễ cây không được cung cấp carbon dioxide để thực hiện hô hấp tế bào, dẫn tới tế bào rễ không có năng lượng để thực hiện chức năng sống.
D. rễ cây không được cung cấp oxygen để thực hiện hô hấp tế bào, dẫn tới tế bào rễ không có năng lượng để thực hiện chức năng sống.
Câu 79. Khi đo tốc độ của bạn Minh trong cuộc thi chạy 200 m, em sẽ đo khoảng thời gian
A. từ lúc bạn Minh lấy đà đến lúc về đích.
B. bạn Minh chạy 100 m rồi nhân đôi.
C. từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc bạn Minh về đích.
D. bạn Minh chạy 400 m rồi chia đôi.
Câu 80. Nguyên tử fluorine có 9 proton trong hạt nhân. Điện tích hạt nhân của fluorine là
A. 9. B. -9. C. 0. D. +9.
Môn Lịch sử & Địa lý 7
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Sau khi sáp nhập các vùng Chiêm Động, Cổ Lũy và Vi-giay-a vào lãnh thổ Đại Việt, vua Lê Thánh Tông đã cho lập đạo thừa tuyên nào?
A. Thuận Hóa. B. Quảng Nam. C. Quảng Ngãi D. Nghệ An.
Câu 2. Ai là người đã cùng Lê Lợi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn và viết ra tác phẩm Bình Ngô đại cáo?
A. Nguyễn Trãi. B. Lê Lợi. C. Nguyễn Xí. D. Lưu Nhân Chú.
Câu 3. Số dân Ô-xtray-li-a tăng nhanh là do nguyên nhân nào?
A. Tỉ suất tăng dân số tự nhiên thấp. B. Tỉ lệ dân số trong tuổi sinh đẻ cao.
C. Quy mô dân số cao. D. Do dân nhập cư.
Câu 4. Nơi nào được coi là trường học đầu tiên của quốc gia Đại Việt?
A. Quốc Tử Giám. B. Chùa Một Cột. C. Chùa Trấn Quốc. D. Văn Miếu.
Câu 5. Thiền phái Phật giáo chính thống của Việt Nam do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập là
A. Trúc Lâm Yên Tử. B. Thảo Đường. C. Tịnh Độ tông. D. Mật tông.
Câu 6. Từ năm 1424 - 1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ
A. Nghệ An đến đèo Hải Vân. B. Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
C. Nam Định đến Thanh Hóa. D. Thanh Hóa tới Nghệ An.
Câu 7. Mưa ở châu Nam Cực chủ yếu ở dạng nào sau đây?
A. Băng giá. B. Mưa phùn. C. Mưa đá. D. Tuyết rơi.
Câu 8. Loại khoáng sản nào có nhiều nhất ở Châu Nam Cực?
A. Than, sắt, kim cương. B. Vàng, đồng, chì.
C. Dầu mỏ, khí đốt. D. Than, sắt.
Câu 9. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”?
A. Trần Bình Trọng. B. Trần Thủ Độ. C. Trần Quang Khải. D. Trần Quốc Tuấn.
Câu 10. Ai đã nhường ngôi cho Trần Cảnh?
A. Lý Thường Kiệt. B. Lý Chiêu Hoàng. C. Lý Bí. D. Lý Thánh Tông.
Câu 11. Diện tích rừng A-ma-dôn phần lớn tập trung ở quốc gia nào?
A. Cô-lôm-bi-a. B. Bra-xin. C. Guy-a-na. D. Bô-li-vi-a.
Câu 12. Giống với các triều đại Lý, Trần, đẻ xây dựng lực lượng quân đội mạnh, nhà Lê sơ tiếp tục thi hành chính sách
A. “khoan thư sức dân”. B. chỉ phát triển thủy quân.
C. chỉ phát triển bộ binh. D. “ngụ binh ư nông”.
Câu 13. Dưới thời Trần, tầng lớp nào được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, làm chủ các điền trang, thái ấp rộng lớn?
A. Thợ thủ công. B. Thương nhân.
C. Quý tộc, quan lại. D. Nông dân.
Câu 14. Trước sự khủng hoảng suy yếu của nhà Trần cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã có hành động gì?
A. Phế truất vua Trần, lên ngôi vua, lập ra triều đại mới.
B. Treo ấn, từ quan về quê sống ẩn dật, không quan tâm thế sự.
C. Phế bỏ vua cũ, chọn người trong dòng họ Trần đưa lên ngôi vua.
D. Tiến hành đảo chính quân sự, lật đổ nhà Trần, lập ra nhà Hồ.
Câu 15. Tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội thời Trần là
A. nô tì. B. quý tộc, quan lại.
C. thợ thủ công, thương nhân. D. nông dân.
Câu 16. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu
A. Đại Việt. B. Vạn Xuân. C. Đại Cồ Việt. D. Đại Ngu.
Câu 17. Châu Nam Cực được chia thành mấy bộ phận?
A. 3 bộ phận. B. 2 bộ phận. C. 4 bộ phận. D. 1 bộ phận.
Câu 18. Châu Nam Cực hiện nay thuộc chủ quyền của quốc gia nào?
A. Hoa Kỳ. B. Liên Bang Nga.
C. Tài sản chung của toàn nhân loại. D. Nhật Bản.
Câu 19. Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, nước ta phải đối phó với giặc xâm lược nào?
A. Nhà Minh ở Trung Quốc B. Nhà Hán ở Trung Quốc
C. Nhà Đường ở Trung Quốc D. Nhà Tống ở Trung Quốc
Câu 20. Bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần?
A. Luật Hồng Đức. B. Luật Gia Long.
C. Hình Thư. D. Quốc triều hình luật.
Câu 21. Trong các lễ hội sau, lễ hội nào thuộc Trung và Nam Mỹ?
A. Lễ hội té nước B. Lễ hội Ca-na-van C. Lễ hội cầu mưa D. Lễ hội sông Ấn
Câu 22. Hệ tư tưởng chiếm vị trí độc tôn dưới thời Lê sơ là
A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên Chúa giáo.
Câu 23. Xao Pao lô là thành phố đông dân nhất ở Nam Mỹ, thuộc quốc gia nào?
A. Bra-xin. B. Ac-hen-ti-na. C. Vê-nê-xu-ê-la. D. Pa-ra-goay.
Câu 24. Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành
A. 24 lộ, phủ, châu. B. 13 Đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
C. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. D. 12 lộ, phủ, châu.
Câu 25. Tổ tiên của người bản địa ở Trung và Nam Mỹ có nguồn gốc từ đâu?
A. Di cư từ châu Âu sang B. Di cư từ châu Á sang
C. Sự hòa huyết giữa các tộc người D. Di cư từ Châu Phi
Câu 26. Chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mỹ là kiểu khí hậu nào sau đây?
A. Cận xích đạo B. Hàn đới C. Ôn đới D. Hoang mạc
Câu 27. Câu nói: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” là của ai?
A. Lý Thường Kiệt. B. Trần Quốc Tuấn. C. Trần Thủ Độ. D. Lý Nhân Tông.
Câu 28. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ đã
A. thắng lợi, bảo vệ được độc lập chủ quyền đất nước.
B. thất bại, nhà Hồ sụp đổ, giặc Minh đặt ách cai trị ở nước ta.
C. thất bại, nhà Hồ buộc phải lệ thuộc vào nhà Minh.
D. thắng lợi, buộc nhà Minh phải thần phục Đại Ngu.
Câu 29. Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là gì?
A. Núi cao và đồng bằng. B. Sơn nguyên và núi cao.
C. Đồng bằng. D. Bồn địa và sơn nguyên.
Câu 30. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra nhằm chống lại quân xâm lược nào?
A. Thanh. B. Tống. C. Nguyên - Mông. D. Minh.
Câu 31. Ngôn ngữ chính của người dân Trung và Nam Mỹ là gì?
A. Tiếng Bồ Đào Nha B. Tiếng Anh
C. Tiếng Tây Ban Nha D. Ngôn ngữ hệ Latinh
Câu 32. Nhà Hồ đã dời kinh đô từ Thăng Long (Hà Nội) về
A. Tây Đô (Thanh Hóa). B. Lam Kinh (Thanh Hóa).
C. Hoa Lư (Ninh Bình). D. Phú Xuân (Huế).
Câu 33. Kế sách nào đã được nhà Trần sử dụng trong cả 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)?
A. Vây thành, diệt viện. B. Vườn không nhà trống.
C. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng. D. Tiên phát chế nhân.
Câu 34. Vào thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam suy yếu và bị nước nào xâm chiếm?
A. Lan Xang. B. Chăm-pa. C. Xiêm. D. Chân Lạp.
Câu 35. Năm 1483, vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn và ban hành bộ luật nào?
A. Hình thư. B. Hoàng triều luật lệ.
C. Luật Gia Long. D. Quốc triều hình luật.
Câu 36. Các đô thị ở quốc gia Ô-xtray-li-a chủ yếu phân bố ở đâu?
A. Khu vực đông bắc B. Vùng rìa phía tây
C. Vùng trung tâm D. Ven biển phía đông nam
Câu 37. Châu Phi còn tồn tại một số vấn đề xã hội nổi cộm nào cần được giải quyết để giải quyết chất lượng cuộc sống?
A. Nạn đói và xung đột quân sự B. Nạn đói, hạn hán
C. Xung đột quân sự và hạn hán D. Hạn hán và nạn đói
Câu 38. Sính lễ của vua Chế Mân để kết hôn với công chúa Huyền Trân của Đại Việt là hai châu nào?
A. châu Ô, châu Rí. B. Chiêm Động, Cổ Lũy.
C. Bố Chính, châu Ô. D. Địa Lý, Ma Linh.
Câu 39. Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, vùng đất Nam Bộ thuộc quyền quản lí của vương quốc nào?
A. Đại Việt. B. Chân Lạp. C. Phù Nam. D. Chăm-pa.
Câu 40. Phần lớn diện tích lục địa Ô-xtray-li-a có đặc điểm địa hình?
A. Hoang mạc. B. Thảm thực vật. C. Biển. D. Đại dương.
Câu 41. Vị trí địa lí ảnh hưởng thế nào đến khí hậu của châu Nam Cực?
A. Khí hậu khô nóng. B. Khí hậu lạnh giá.
C. Có đầy đủ 4 mùa trong năm. D. Nhận được nhiều ánh sáng.
Câu 42. Châu Nam Cực không tiếp giáp với đại dương nào?
A. Nam Đại Dương. B. Ấn Độ Dương. C. Thái Bình Dương. D. Bắc Băng Dương
Câu 43. Châu Đại Dương phần lớn diện tích nằm ở bán cầu nào?
A. Bán cầu Bắc. B. Bán cầu Nam. C. Bán cầu Tây. D. Bán cầu Đông.
Câu 44. Địa hình ở Niu-di-len và chuỗi đảo Mê-la-nê-di chủ yếu là gì?
A. San hô. B. Núi lửa. C. Đồng bằng. D. Núi cao.
Câu 45. Đất đai ở Ô-xtrây-li-a phần lớn có đặc điểm gì?
A. Khô hạn, màu mỡ B. Ẩm ướt, phì nhiêu
C. Đất phù sa chiếm diện tích lớn. D. Khô hạn, kém màu mỡ
Câu 46. Vùng thưa dân nhất ở Trung và Nam Mỹ là vùng nào?
A. Vùng núi An-đét và trên các cao nguyên. B. Vùng cửa sông.
C. Vùng đồng bằng sông A-ma-dôn. D. Vùng ven biển.
Câu 47. Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?
A. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền. B. Vua nắm quyền tuyệt đối.
C. Trung ương tập quyền. D. Phong kiến phân quyền.
Câu 48. Kế sách đánh giặc nào đã được Lê Hoàn vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981)?
A. Tiên phát chế nhân. B. Vườn không nhà trống.
C. Đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng. D. Công thành, diệt viện.
Câu 49. Mùa mưa ở châu Nam Cực tập trung chủ yếu vào thời gian nào trong năm?
A. Mùa thu. B. Mùa hè. C. Mùa đông. D. Mùa xuân.
Câu 50. Năm 1069, vua Chăm-pa đã nhường cho nhà Lý ba châu là
A. châu Thuận, châu Hóa, Ma Linh. B. Nghệ An, Thuận Hóa, Bố Chính.
C. Bố Chính, Địa Lý, Thuận Hóa. D. Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh.
Câu 51. Cuối năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở
A. Tốt Động - Chúc Động. B. Chi Lăng - Xương Giang.
C. Ngọc Hồi – Đống Đa. D. Rạch Gầm – Xoài Mút.
Câu 52. Quốc hiệu của nước ta dưới thời Hồ là
A. Đại Cồ Việt. B. Đại Nam. C. Đại Việt. D. Đại Ngu.
Câu 53. Thời Lê sơ, tầng lớp nô tì giảm dần do nhà nước
A. ban hành chính sách hạn nô. B. quy định rõ số lượng nô tì của quý tộc.
C. quy định rõ số lượng nô tì của quan lại. D. hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán nô tì.
Câu 54. Trung và Nam Mỹ số dân thành thị chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
A. 60%. B. 50%. C. 80%. D. 78%.
Câu 55. Đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, trên vùng đất thuộc vương quốc Chăm-pa, chiến tranh thường xuyên diễn ra giữa Chăm-pa và 2 nước láng giềng là
A. Cam-pu-chia và Thái Lan. B. Cam-pu-chia và Đại Việt.
C. Phù Nam và Đại Việt. D. Lan Xang và Cam-pu-chia.
Câu 56. Loài vật biểu tượng cho châu Nam Cực là loài nào?
A. Chim Cánh Cụt. B. Hải Cẩu. C. Cá Voi xanh. D. Hải Báo.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Em hãy mô tả những nét chính về sự thành lập nhà Lê sơ
- Tháng 4/1428, Lê Lợi lên ngôi ở Đông Kinh (tức thành Thăng Long).
- Dựng quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh, lấy hiệu là Lê Thái Tổ
- Tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới.
- Vua Lê Thái Tổ mở đầu cho triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam với 355 năm
Câu 2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên
a. Nguyên nhân thắng lợi
- Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập, và quyết tâm đánh giặc của nhân dân.
- Nhà Trần đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn sáng tạo.
- Những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những người chỉ huy.
b. Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
- Góp phần xây đắp truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam.
- Để lại nhiều bài học vô cùng quý giá.
- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác.
Câu 3. Hãy mô tả những nét chính về cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân xâm lược Minh.
*Nguyên nhân:
- Nhà Minh lấy cớ giúp nhà Trần tiêu diệt nhà Hô, đã đem quân xâm lược nước ta.
*Diễn biến
- 1406 nhà Minh tiến quân sang xâm lược nước ta.
- 1/1407 quân Minh đánh chiếm được nhiều nơi.
* Kết quả: 6/1407 cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.
Câu 4. Em hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn của khí hậu Australia đến phát triển kinh tế.
- Thuận lợi: Khí hậu đa dạng: phân hoá từ bắc xuống nam, từ khí hậu nhiệt đới đến khí hậu cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới, đất đai màu mỡ ở đồng bằng ven biển thuận lợi cho hoạt động phát triển kinh tế.
- Khó khăn: Khí hậu khô hạn, càng vào sâu lục địa, khí hậu càng khô hạn nên phần lớn lãnh thổ là hoang mạc khô hạn.
Câu 5. Hãy nêu cách thức người dân Bắc Mỹ khai thác tài nguyên đất.
- Tình hình: Có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ. Đất đã bị thoái hoá.
- Phương hướng: Áp dụng khoa học - kĩ thuật, đa canh và luân canh,trồng trọt kết hợp chăn nuôi, phân bón sinh học.
Câu 6. Em hãy phân tích những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Australia.
- Phong phú và độc đáo.
- Động vật tiêu biểu: Thú mỏ vịt, đà điểu, gấu túi chuột túi.
- Cây tiêu biểu: Keo và bạch đàn.
- Rừng ở phía nam và trên đảo Tasmania.
Câu 7. Hãy nêu cách thức người dân Bắc Mỹ khai thác tài nguyên khoáng sản.
- Tình hình: Tài nguyên khoáng sản phong phú, dồi dào. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng gây ô nhiễm môi trường.
- Phương hướng: Có nhiều biện pháp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và vật liệu thay thế.